Ăn gạo lứt muối mè không ăn nổi?

Ăn gạo lứt muối mè không ăn nổi? Ông có thể cho một thực đơn ăn cho ngon lành một chút không? Chứ ăn gạo lứt muối mè không không thôi, thú thật ngán quá!

Như chúng tôi đã nói nhiều lần và cũng có bạn phát biểu trước mặt tiên sinh trong một cuốn conference là thay vì chỉ cách ăn uống triệt để trong mươi ngày là lành, nhưng ông ta phải cho một thực đơn ngon miệng hơn, bệnh giảm nhiều trong vòng vài tháng, chứ nếu không như vậy, họ dễ bỏ ngang.

Gạo lứt muối mè

Gạo lứt muối mè

Vậy chúng ta cũng nên bắt chước điều ấy, nếu không có gì phải gấp gáp và nên lấy một mẩu thực đơn làm mẫu (trích trong quyển “giúp trí nhớ” của Tiên sinh):

THỰC ĐƠN

SángTrưaTối
Thứ haiMột tách kemGạo lứtCơm gạo lứt bánh mì,Cà rốt và củ cải xàoBánh kẹpSúp Nga
Thứ baKem lúa mạch(flocons d’avoine)Bánh mỳ lõa mạch (Seigle) hay kem Sarrazin xà lách xon xàoSarrazinMỳ ống
Thứ tưKem sarrazinCơm rau xào hành-suSúp bột bắp
Thứ nămKem gạo lứtSarrazin lứtCà rốt và củ cải xàoSúp có rauBánh mì lúa mạch
Thứ sáuBánh mì lứt với bơ mèBánh mì lứt hay cơm chiêm rau“Nituke” rau xào hay súp bún miến macaroni
Thứ bảyKem sarraxinCơm chiên rau xào số 2Cà-rốt xàoCanh bí đỏ;Bánh mỳ lứt
Chủ nhậtBánh rán sarazinBánh mò lứt; Cà phê bồ công anh (pissenlit)

 

Chú thích:

1-     Dùng muối mè theo chỉ định trong các khuyến cáo đặc biệt

2-     Không dùng bất cứ nước uống nào trước và trong các bữa ăn

3-     Có thể dùng một ít Bơ Mè trong mọi món chế biến

4-     Nhai kỹ, ít nhất 50 lần mỗi miếng nhai vào những tháng đầu tiên

Nếu muốn cải thiện sức khỏe nhanh hơn, hãy nhai mỗi miếng 100 lần hay hơn.

Theo mẫu trên ta thấy buổi sáng ăn đồ nhẹ tức kem, một loại bột khuấy sệt hay cháo gạo lứt hoặc một loại ngũ cốc nào đó có thêm một ít đậu đỏ hay rong biển phổ tai (nếu cần các loại lúa mạch thì nhờ người thường đi nước ngoài mua giùm về dùng chơi cho biết), có thể đánh qua chiếc rây Inox (cho người bệnh ăn không biết ngon), dùng với tamari, nước tương lâu năm thiên nhiên bán ở các điểm kinh doanh hàng thực dưỡng, rất thú vị hoặc là uống một cốc nước trà già 3 năm hay một thứ nước bổ khỏe như nước ô mai muối + sắn dây + nước gừng + nước tương tamari + nước trà già 3 năm (món này có nói trong Phương pháp trường sinh và đạo thiền, thiếu món trà. Thứ nước uống này, một Việt kiều Mỹ về cho biết là rất thần diện cho những người bệnh mệt nhọc đến nỗi không muốn ăn gì cả mà qua vài lần uống, họ tỉnh táo và khỏe hẳn ra, có thể ăn uống bình thường. Để thay đổi cho ngon miệng, thì sau khi uống trà độ nửa tiếng, ngoài cháo, kem, ta có thể dùng thêm xôi nếp than, xôi nếp lứt trắng, bánh bèo, bánh xèo, bánh ướt…chớ đâu cso phải lúc nào cũng cơm với cơm mà than vã, ăn không vô! (Có điều bất công và có lẽ trong một tương lai gần, hy vọng sẽ có những quán thực dưỡng bán các món ăn đúng phương pháp).

Chúng tôi xin nói thêm ở Metro (có bánh mỳ đen) và siêu thị Co-op có bán vài thứ bún miến và mì ống lúa mạch lứt hay lúa mì đen, quý vị có thể mua về dùng thử xem sao. Xin cảnh giác, nếu thấy có gì không ổn thì ta nên quay về những gì ta tự làm là chắc ăn hơn cả.

Tiếp đến là trưa mới là bữa ăn chính. Xem bảnh ta thấy cơm là thức ăn chính chứ các thứ làm bằng lúa mì, lúa mạch Việt Nam mình không có. Cơm thì nấu bằng nồi áp suất là ngon và mau hơn cả. Nồi áp suất giờ đây bán ở siêu thị rất rẻ trên dưới 300.000 VNĐ/2007, nếu muốn rẻ hơn thì tậu một cái second-hand Liên xô ở chợ Dân sinh, quận 1, TP.HCM cũng tốt. Nấu trực tiếp hay nấu cách thủy (cho gạo + nước gấp đôi vào một cái tô sứ hay thủy tinh hoặc thố vào trong nồi áp suất). Thỉnh thoảng thêm một chút đậu đỏ và gạo mà nấu cho ngon cơm.

Qua món cơm rồi, ta làm thêm một món lê ghim xào. Không cần xem sách ta cũng có thể làm được. Lê ghim xắt nhỏ xào mềm với một chút dầu mè hay ô liu (bán nhiều ở siêu thị) trộn với cơm lứt là món cơm chiên Dương Châu, ăn có thua gì nhà hàng.

Ăn cơm xong, chúng ta có thể dẫ xà ban-cha hay gạo lứt rang, hay cà phê Ohsawa, rồi tự nhiên sau đó đánh một giấc ít cung thang khoảng nửa tiếng đồng hồ là đã.

Nay thì món cơm này, mai thì cơm khác (chỉ có đổi món rau theo sở thích mà đúng luật âm dương, nghĩa là nếu chữa các bệnh âm thì dùng các món dương hay nếu gặp phải rau âm nhiều thì chiên xào chúng kỹ một chút và nêm mặn hơn.

Còn buổi tối, chúng ta làm việc cả ngày mệt rồi, ăn cơm rất ngán thì mẫu thực đơn trên thường có ghi món súp, mỳ ống lứt, bánh mỳ đen hay nếu làm biếng thì ta làm món cháo đậu đỏ ăn kèm với tàu hủ ky chiên dòn chấm với tamari lâu năm. Dầu cho quá nong nhưng quý vị chớ ăn nhiều vì coi chừng tiểu đêm đấy.

Theo trên, chúng ta ngày có tới ba buổi ăn. Đó là những buổi ăn bình thường của con người thời nay. Tuy nhiên, Ohsawa thường nói ba bữa trong ngày là quá. Ngày một bữa là lý tưởng. Buổi sáng, ngay uống một cốc trà thật ra cũng không cần thiết cho sức khỏe.

Ăn làm sao để nam một ngày tiểu 4 lần, nữ ngày tiểu 3 lần (xem thêm Triết lý y học Viễn Đông, G.O.)

Vậy là chúng ta thấy việc ăn uống để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh theo phương pháp Ohsawa đâu có gì là tốn kém và khổ đến nỗi không theo được. Cách ăn số 7 chỉ có ngũ côc skhoong thôi hay thêm 5% lê ghim chỉ dành cho những ca ngặt nghèo và cho những người thật hiểu biết lý thuyết và họ uyển chuyển áp dụng chứ không thể áp đặt cho ai được.

Huỳnh Văn Ba biên dịch theo Hỏi Đáp Dưỡng Sinh

Bài viết liên quan