Cách trồng ngưu bàng Nhật Bản

Cách trồng ngưu bàng Nhật Bản – Ngưu bàng là một loại rau củ thơm ngon, một vị thuốc được dùng rộng rãi ở một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Nó có nhiều dương tính và tạo kiềm cho máu, mang lại lợi ích cho sức khỏe, rất tốt cho người ăn chay trường.

Cách trồng ngưu bàng – Củ ngưu bàng tạo ra một lượng năng lượng rất quí cho người bệnh và người dư axít… Ngoài ra ngưu bàng còn là nguyên liệu chính trong món canh dưỡng sinh tốt cho sức khỏe con người.

Ngưu bàng là cây gì?

Ngưu bàng là cây gì? Cách trồng Ngưu Bàng Nhật Bản

Bộ phận thường dùng là củ Ngưu Bàng mộc sâu dưới lòng đất. Theo Tây y, củ ngưu bàng có tác dụng lợi tiểu, ra mồ hôi, thường dùng chữa tê thấp, sưng đau khớp và một số bệnh ngoài da. Theo Đông y, ngưu bàng tử vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng tán phong nhiệt, thanh nhiệt, giải độc…, hỗ trợ điều trị cảm cúm, viêm tuyến vú, viêm phổi, viêm họng, viêm tuyến nước bọt, viêm tai giữa, mụn nhọt, sởi, đậu…

Chú ý: Do củ ngưu bàng có tính hàn nên người tỳ vị hư hàn (lạnh bụng, ăn uống chậm tiêu, không muốn ăn, thích ăn uống ấm nóng…) không được dùng.

Cách trồng ngưu bàng Nhật Bản bao gồm 12 bước như sau:

Bước thứ nhất lựa chọn đất: Đất trồng ngưu báng rất quang trọng phải là loại đất tơi xốp thì củ mới dâm xuống dài và thẳng, tốt nhất là đất bãi bồi khu vực ven sông. Thời vụ tốt nhất với Miền Bắc bắt đầu từ khoảng tháng 8 âm lịch đến tháng 12 âm lịch, còn Miền Nam khi gần hết mùa mưa, cây ngưu bàng ưa ẩm , chịu bóng nhưng không chịu ngập úng, nhiệt độ thích hợp để cây ngưu bàng phát triển từ 18 đến 35 độ nếu nhiệt độ vượt quá 35 độ cần làm giàn che hạn chế ánh sáng mặt trời .

Bước thứ hai xử lý đất: bằng vôi bột, tỉ lệ 500kg vôi/ha. Cày đất và phơi ải từ 5- 7 ngày.

Bước thứ ba bón lót: bằng tro bếp hoặc phân chuồng hoại mục, dùng máy cày bừa cho thật đều.

Bước thứ tư khoan đất: Dùng máy khoan lỗ trồng

Bước thứ năm lựa chọn hạt giống ngâm ủ, vào mùa đông ủ tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong thời gian 24h. Sau đó vớt ra rửa sạch đem đi ủ, tốt nhất nên ủ cùng thóc giống như vậy sẽ lợi dụng được sức nóng của thóc, kích thích nhanh quá trình nứt nanh của hạt ngưu bàng.

Bước thứ sáu sau khi ủ giống chừng hai ngày ta đem hạt giống ra lựa chọn hạt nào nảy mầm trước đem ra trồng trước, hạt nào chưa nảy mầm tiếp tục đem đi ủ.

Bước thứ bảy khoảng cách trồng như sau: cây cách cây 8 đến 10cm, hàng cách hàng 50cm đối với mảnh vườn bé, vườn lớn có thể trồng mỗi luống cách nhau 45cm, và trồng hai hàng liền nhau mỗi hàng cách nhau 25 cm, mỗi hạt cách nhau 15 cm, sau khi thả hạt giống xuống đất ta phủ một lớp đất mỏng chừng 0,5cm trên bề mặt và tưới nhẹ cho hạt giống ổn định

Bước thứ tám chăm sóc: trong tuần đầu tiên tra hạt ta thực hiện tưới nhẹ ngày hai lần vào sáng sớm và chiều tối, sau khi cây phát triển hai lá mầm tùy theo thời tiết và độ ẩm có thể tưới ngày một lần, thường xuyên tổ chức thăm đồng để theo dõi.

Bước thứ chí sâu bệnh: Khi cây đang trong thời kỳ phát triển lá mầm các loại sâu bệnh thường gặp đó là dế mèn và sâu đất vì vậy ta phải có phương án phòng trừ hai loại sâu bệnh này.

Bước thứ mười bón thúc: Khi cây phát triển chừng ba tháng ta tổ chức bón thúc NPK, tùy theo cây xấu hay tốt mà có lượng phân bón cho hợp lý.

Bước thứ mười một thu hoạch: Sau khi cây đã đến chu kỳ thu hoạch, ta đào qua một lớp sâu khoảng 20cm bên cạnh gốc cây. Tiếp đó, ta bơm nước ngập cánh đồng, dùng dao hoặc xẻng cắt lá để ngắn chừng 10cm sau đó cầm nhổ củ ngưu bàng lên Ngưu bàng nhổ lên khỏi mặt đất, đem đến điểm tập kết dùng vòi nước rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần cuống lá còn lại, để nơi khô ráo, cho vào nilon 10kg rồi để vào thùng giấy vận chuyển đến kho mát bảo quản trong nhiệt độ từ 15- 20 độ C Những củ ngưu bàng ngắn, nhỏ ta đem đi thái lát phơi, sấy khô bằng điện hoặc hơi nước

Bước thứ mười hai chiế biến: Ngưu bàng là một món rau củ có thể xào, nộm, chiên giòn, muối dưa, nấu canh xương dùng trong các món xa-lat. Ngưu bàng khô có thể dùng làm trà giải nhiệt …

 

Bài viết liên quan