Cấp cứu khi bị tai nạn theo thực dưỡng

Cấp cứu khi bị tai nạn theo thực dưỡng – Gặp tai nạn chấn động mạnh, cho nạn nhân uống trà tương (trà ba năm) hoặc nước muối (một tách nước nóng pha một muỗng canh muối hột sống).

Bị sưng bầm, áp nước gừng hoặc nước muối nóng và xoa bóp dầu mè gừng. Bị ứ tức, có thể giã ngải cứu tươi với ít muối sống, vắt lấy một chén mắt trâu cho uống, và xào xác ngải cứu với rượu cho nóng rịt vào chỗ đau. Nếu gãy xương, nhờ chuyên viên nắn sửa chỗ gãy, rồi áp nước gừng và dán cao khoai sọ

Áp nước gường

Gừng tươi 200g giã nhuyễn cho vào bọc vải màn. Trong lúc đắp khăn nóng thứ nhất, lo chuẩn bị nhúng khăn thứ hai vô nước gừng nóng và vắt ráo để vô thau. Khăn thứ nhất đã nguội thì lấy khăn ra, rồi đắp khăn nóng thứ hai tiếp theo.

Áp nước gừng 30 phút một lần. Một ngày đắp 3 lần, hay ít nhất cũng phải đắp hai lần mới có kết quả.
Chú ý: lúc đang cho con bú, không được đắp nước gừng lên vú sẽ bị tắt tia sữa (trường hợp có khối u não đắp 5 phút thôi)

Cách dán cao khoai sọ đắp ở chỗ đau vào buổi tối trước khi ngủ:

Khoai sọ lựa củ nhỏ, cứng, mua về để 2, 3 ngày để tránh tình trạng bị ngứa khi đắp. Khoai sọ củ nhỏ rửa sạch và gọt vỏ. Khoai sọ đã giã nhuyễn (hoặc xay nhuyễn, mài nhuyễn) trộn cho đều với củ gừng đã gọt vỏ và đã giã nhuyễn (tỉ lệ 9 khoai sọ/1 gừng). Đổ hỗn hợp này vô miếng vải mùng, bề dày hỗn hợp độ một phân rưỡi. Đắp lên chỗ đau, bó lại để không bị rớt khoai ra và đắp nguyên đêm (ít nhất 6 giờ mới có hiệu quả). Lưu ý đắp buổi tối trước khi đi ngủ.)

Vết thương rỉ máu, rửa sạch bằng nước muối, rồi nhai cỏ (cỏ mực là tốt nhất, nhớ rửa qua nước muối) rịt vào vết thương để cầm máu. Sau đó, nhai (hoặc giã) nhỏ gạo lứt sống, trộn chút muối sống đem đắp vào vết thương và dùng vải rịt lại, mỗi ngày đắp gạo lứt sống 2 -3 lần.

Mũi chảy máu, đốt ngải cứu khô xông khói vào mũi. Bị phỏng thì bôi dầu mè nguyên chất

Bài viết liên quan