Đậu lăng và những lợi ích cho sức khỏe

Đậu lăng và những lợi ích cho sức khỏe | Đậu lăng là một loại thực phẩm đã biết từ xa xưa, được mọi người sử dụng rộng rãi đặc biệt là những người ăn chay, ăn kiêng, người ốm, người già, trẻ nhỏ. Nó cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tốt cho hệ cơ bắp: Các cơ quan và hệ cơ của chúng ta cần cung cấp protein liên tục để phục hồi và tăng trưởng. Đậu lăng, đặc biệt là đậu lăng sprouted, chứa tất cả các axit amin cần thiết để xây dựng cơ bắp tốt và giúp cơ thể hoạt động trơn tru.

Kiểm soát bệnh tiểu đường: Một nghiên cứu được thực hiện bởi Anderson và Bridges cho thấy, trong các loại thực phẩm, chất xơ tìm thấy trong các loại đậu rất cao. Đậu lăng và đậu Hà Lan, thuộc về gia đình họ đậu giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm chậm lại tốc độ mà thực phẩm bị hấp thu bởi máu và do đó duy trì mức đường ổn định.

Cải thiện tiêu hóa: Đậu lăng chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Nó cũng giúp chuyển động ruột dễ dàng, nhờ đó sẽ giảm táo bón.

Tốt cho tim mạch:  Đậu lăng, với lượng chất béo không đáng kể, là một nguồn protein lý tưởng mà không cần nạp thêm chất béo vào cơ thể, qua đó giúp trái tim khỏe mạnh. Đậu này cũng chứa magiê, giúp thư giãn các cơ tim mạch và giúp giảm huyết áp.

Ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch: Nghiên cứu khoa học cho thấy việc tiêu thụ đậu lăng cung cấp chất chống oxy hoá làm giảm nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch. Ngoài ra, những chất chống oxy hoá này đóng một vai trò trong việc vô hiệu hóa các gốc tự do và do đó ngăn ngừa sự tổn thương tế bào và gen (lão hóa).

Chống lại ung thư: Các nghiên cứu tại Đại học Illinois đã phát hiện ra rằng các lectins thực vật, một loại protein thực vật riêng biệt có nguồn gốc từ thực phẩm như đậu lăng, lúa mì, đậu phộng, đậu Hà Lan và đậu nành có ảnh hưởng lớn đến tế bào ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các lectins gây độc tế bào và apoptosis, có nghĩa là chúng có tiềm năng lớn để kiểm soát sự phát triển của ung thư.

Giàu axit Folic: Đậu lăng là một nguồn cung cấp Vitamin B phức tạp như folate hoặc folic acid. Axit folic rất cần cho phụ nữ mang thai giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Theo nghiên cứu của Susan J Duthie, tại Viện nghiên cứu Rowett ở Aberdeen, Anh, việc thiếu axit folic thường gây ra các khiếm khuyết ống thần kinh. Folate được tìm thấy trong đậu lăng giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, tốt cho phụ nữ mang thai, và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì mức homocystine. Nó cũng được biết là có hiệu quả chống tăng huyết áp và tổn thương DNA, phòng chống ung thư.
Kiểm soát được trong lượng cơ thể: Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ thường xuyên đậu lăng có thể giúp kiểm soát cân nặng và tăng cường độ no.
Đậu lăng và giá trị dinh dưỡng của đậu lăng

Đậu lăng và giá trị dinh dưỡng của đậu lăng

Hệ thần kinh khỏe mạnh: Nhiều người tin rằng vi chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất không có ảnh hưởng đến chức năng của não. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiếp theo cho rằng nếu với hoạt động của não, vitamin và khoáng chất cũng quan trọng không kém. Theo nghiên cứu của J. Bourre tại Khoa Dinh dưỡng-thần kinh-thần kinh tại Bệnh viện Fernand Widal ở Paris, vitamin và khoáng chất tìm thấy trong đậu lăng giúp ích cho hoạt động của não.

Hàm lượng sắt cao: Đậu lăng chứa lượng sắt cao cần cho cơ thể để sản xuất hemoglobin tối ưu. Khoảng 36% chất sắt của giá trị khuyến cáo hàng ngày có thể đến từ việc ăn 1 chén (200 grams) đậu lăng mỗi ngày.
Hoạt động điện giải được cải thiện: Kali, một trong những khoáng chất được tìm thấy trong đậu lăng, được coi là chất thay thế tốt hơn cho hoạt động điện giải so với natri. Nhiều bệnh liên quan đến hàm lượng natri cao và hàm lượng kali thấp trong cơ thể. Kali cũng có tác dụng như một chất điện giải, hữu ích cho hoạt động của một số cơ quan như tim, não và thận.

Tăng cường chuyển hóa: Đậu lăng là một nguồn cung cấp nhiều vitamin, bao gồm vitamin B3, đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hệ thống tiêu hóa và thần kinh. Vitamin B3 cung cấp nhiều lợi ích khác, bao gồm kiểm soát cholesterol, giảm nguy cơ bệnh tật như bệnh Alzheimer, đục thủy tinh thể, viêm xương khớp và đái tháo đường.

Bài viết liên quan