Gạo lứt đỏ nẩy mầm mua ở đâu Hà Nội

Gạo lứt đỏ nẩy mầm mua ở đâu Hà Nội – “Gạo lứt đỏ Nảy Mầm” Cung cấp nguồn Vitamin sắt canxi và khoáng chất, chất chống ô xy hóa.

Gạo lứt đỏ nảy mầm giúp phòng chống, hỗ trợ điều trị một số bệnh trong đó có bệnh đái tháo đường nhờ tác dụng của các chất có trong lớp vỏ của gạo lứt đỏ nảy mầm.

Gạo lứt đỏ nảy mầm giúp phòng chống, hỗ trợ điều trị một số bệnh trong đó có bệnh đái tháo đường nhờ tác dụng của các chất có trong lớp vỏ của gạo lứt đỏ nảy mầm.

Gạo lứt đỏ Miền Nam

Gạo lứt đỏ Miền Nam

Lớp vỏ của gạo lứt đỏ nảy mầm có các chất kháng oxy hóa (CoQ10, acid alpha-lipoic, các proanthocyanidin oligomic, các tocopherol và tocotrienol, inositol hexaphosphate (IP6), glutathione, carotenoid, selen, các phytosterol, gamma-oryzanol, lutein và lycopene), giúp cơ thể bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thưởng bởi các gốc tự do. Hàm lượng Ferulic acid trong gạo lứt đỏ nảy mầm cao gấp 5 lần gạo trắng, hàm lượng inositol gấp 4 lần gạo trắng, hàm lượng orizanol gấp 7 lần gạo trắng. Ngoài ra quá trình nảy mầm làm tăng các chất dinh dưỡng trong gạo lứt đỏ nảy mầm. Phần vỏ của gạo lứt đỏ nảy mầm chứa các chất tăng cường vẻ đẹp như: CoQ10, vitamin E, vitamin nhóm B, đặc biệt là biotin (tác dụng tạo nên vẻ đẹp từ bên trong). Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho thấy gạo lứt đỏ nảy mầm có lượng vitamin B1, vitamin E gấp 4 lần gạo trắng.

Lớp vỏ của gạo lứt đỏ nảy mầm có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu, hàm lượng hemoglobin đã được glycosyl-hóa và cải thiện quá trình tổng hợp insulin ở người bệnh đái tháo đường type I và type II. Đồng thời, các chất kháng oxy hóa ở trong gạo lứt đỏ nảy mầm giúp tăng cường chuyển hóa, điều hòa hàm lượng glucose trong máu.

Một số chất trong gạo lứt đỏ nảy mầm như chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3, acety glucoside (PSG) và IP6 làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride, giảm LDL-cholesterol (xấu) và làm tăng HDL-cholesterol (tốt); giảm hấp thụ chất béo và cholesterol. Trong quá trình nảy mầm chất xơ không hòa tan đã được chuyển hóa thành chất xơ hòa tan làm cho cơm mềm và ngọt giúp cải thiện bộ máy tiêu hóa, phòng chống bệnh đái đường type 2 và bệnh tim mạch. Hàm lượng chất xơ trong gạo lứt đỏ nảy mầm gấp hơn 3 lần so với gạo trắng thông thường.

Gạo lứt đỏ nảy mầm cũng rất giàu magie thiên nhiên có khả năng phòng chống hội chứng rối loạn trao đổi chất đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất. Hàm lượng Magie và sắt trong gạo lứt đỏ nảy mầm gấp 3 lần gạo trắng thông thường. Phần vỏ của gạo lứt đỏ nảy mầm chứa acid gamma amino butyric (GABA), lượng GABA trong gạo lứt đỏ nảy mầm gấp 10 lần gạo trắng thông thường giúp bảo vệ tổ chức thận và là chất cần thiết để làm da sáng bóng, mịn màng.

Đặc biệt quá trình chuyển hóa đã biến phytic acid thành inositol làm tăng cường hấp thu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng phytic acid (là chất cản trở hấp thu vi chất dinh dưỡng) trong gạo lứt đỏ nảy mầm giảm hơn nhiều so với gạo lức thông thường. Ngoài ra gạo lứt đỏ nảy mầm giúp giảm lượng đường trực tiếp vào máu hơn 2 lần so với gạo trắng thông thường.

< Báo Gia đình & Xã hội>

Bài viết liên quan