Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ là một loài hà thủ ô cây thân mềm, thuộc họ Rau răm, bộ Cẩm chướng. Loài cây được sử dụng làm thuốc, Hà thủ ô chủ yếu được biết đến như là một vị thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc.

  • Tên gọi khác: Giao đằng, dạ hợp.
  • Nhận dạng: Hà thủ ô đỏ sống lâu năm, thân mềm dạng dây leo quấn với nhau, rễ phình to thành củ màu đỏ. Lá hình tim, đầu nhọn, dài 5 – 7cm, rộng 3 – 5 cm. Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành hoặc nách lá, mang nhiều hoa. Hoa nhỏ, màu trắng, 3 mảnh vòng ngoài lớn lên cùng quả. Quả 3 cạnh, khô, không tự mở.
  • Mức độ nguy cấp: bậc R.

Giá bán: 80k/1kg Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ

1/ Tên khoa học:

Radix Fallopiae multiflorae

2/ Nguồn gốc:

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ, còn gọi là Dạ giao đằng (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson = Polygonum multiflorum L.), họ Rau răm (Polygonaceae).

Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng đồi núi nước ta.

3/ Thành phần hoá học chính:

Anthranoid, tanin, lecithin.

4/ Bộ phận dùng làm thuốc và công dụng
a) Bộ phận dùng làm thuốc:
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ (Radix Polygoni) của cây Hà thủ ô đỏ thu hái vào mùa thu.

b) Công dụng:

Bổ máu, trị thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng, mỏi gối, di mộng tinh, bạch đới, đại tiểu tiện ra máu, sớm bạc tóc, mẩn ngứa.

Theo y học cổ truyền
– Hà thủ ô đỏ có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ấm. Có tác dụng bổ gan thận, bổ máu, ích tinh tuỷ, hoá khí huyết, mạnh gân xương, nhuận tràng.
– Rễ Hà thủ ô có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, tinh thần suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô rát, táo bón, da mẩn ngứa không khỏi… Uống lâu làm đen râu tóc với người sớm bạc tóc, làm tóc đỡ khô và rụng. Không dùng Hà thủ ô đỏ cho người có bệnh huyết áp và đường huyết thấp. Khi dùng thì kiêng ăn hành, tỏi, củ cải….
– Theo một số tài liệu nước ngoài, ở ấn Độ, rễ Hà thủ ô được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut, làm đen râu tóc…; ở Trung Quốc, Hà thủ ô sống có tác dụng thông tiểu, giải độc tiêu ung thũng, chữa cho phụ nữ sau khi đẻ, người bị ghẻ lở, tràng nhạc… Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan thận, ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần, tăng lực trong các trường hợp thân thể suy yếu, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương…; ở Nhật Bản, Hà thủ ô đỏ được dùng hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh viêm da mủ, lậu, nấm favut ở chân…
Theo y học hiện đại
Hà thủ ô đỏ có tác dụng dược lí:
– Tăng đường máu ở thỏ, Hà thủ ô có chứa lecithin nên dùng cho các bệnh về thần kinh và suy nhược thần kinh. Hà thủ ô có chứa anthraglycosid nên kích thích co bóp ruột, có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hoá, cải thiện dinh dưỡng.
– Tác dụng nội tiết kiểu oestrogen làm tăng trương lực tử cung trong những thí nghiệm tử cung cô lập; làm tăng tiết sữa, chống viêm trên in vivo.
– Tác dụng nâng cao tỷ lệ sống sót, hoặc kéo dài thời gian cầm cự ở động vật đã bị tiêm nọc rắn độc; tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ruột cô lập gây bởi histamin và acetylcholin; tác dụng chống co thắt khí – phế quản, kéo dài thời gian an toàn trong mô hình khí dung histamin.
– Tác dụng chống viêm trên các mô hình gây viêm thực nghiệm; gây phù cấp tính và viêm mãn tính gây rỉ dịch màng phổi bằng tinh dầu thông; gây viêm dị ứng và viêm đa khớp bằng BCG.
– Bài thuốc Lục vị tân phương có chứa Hà thủ ô và một số vị thuốc khác có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu, lợi tiểu, nhuận tràng, giảm hoạt động của động vật thí nghiệm, có độc tính rất thấp; trên lâm sàng, thuốc làm giảm sự mệt mỏi, ăn ngon, đại tiện tốt…
– Chế phẩm Ramazoma bào chế từ phương thuốc Phù tang thế bảo có chứa Hà thủ ô đỏ, điều trị trên bệnh nhân lớn tuổi giúp tăng cường thể lực, trí nhớ, kích thích hoạt động trí lực…
– Tác dụng hạ lipid máu, ngăn ngừa sự phát triển của xơ vữa động mạch.

5/ Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 12-20g dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu bổ. Trước khi dùng phải chế biến, phụ liệu chính là đậu đen.

6/ Ghi chú:

Hà thủ ô trắng là rễ củ của Dây sữa bò, họ Thiên lý. Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta. Các lương y dùng Hà thủ ô trắng làm thuốc bổ máu, bổ can thận.

Bài viết liên quan