Hạnh phúc là gì? trong thực dưỡng cân bằng Âm Dương

Hạnh phúc là gì? trong thực dưỡng cân bằng Âm Dương – Trong mục “tư tưởng Ohsawa” ở quyển “phục hồi sức khỏe”, ông đưa cái “không” lên trang đầu tiên. Về vấn đề thực dưỡng, tiên sinh ohsawa có nói đến hạnh phúc cụ thể của con người thì một khi “không” làm sao có hanh phúc nhỉ?

Đáp: Trong cõi đời tương đối này, không phải cỉh có hạnh phúc và đau khổ đắp đổi lẫn nhau mà chúng còn “quấn quit” nhau như bong với hình. Ví dụ nghèo nhưng nhờ làm ăn chắt chiu tằm tiện, người ta có thể vượt qua cảnh khó khăn rồi phất lên giàu có. Còn giàu thì đến một thời gian nào đó thì không thích làm giàu nữa, “ngán” nó, cũng như no rồi người ta thích bụng trống cho khỏe, thì sẽ nghèo đi. Âm Dương vãng lai là thế. Nhưng đâu có đơn giản vậy. Tỏng hình Thái cực ta thấy trong Âm có Dương và trong Đương có Âm. Thực tế ta thấy đúng vậy. Không ai có hạnh phúc mà không biết bao cái khổ, cái rắc rối đi kèm. Ví dụ trúng số độc đắc hay được bồi thường ruộng đất thì vui lắm chứ. Nhưng tức thì phải đối phó biết bao cái lo, cái xung đột trong gia đình và xã hội. Trong nhà thì con cái có thể sinh hư hỏng buông bỏ học hành, vợ chồng sinh ra cãi cọ việc sử dụng đồng tiền trên trời rơi xuống. Ngoài xã hội có thể nhiều người nhân cơ hội quen biết, kiếm cớ nọ, cớ kia mà lợi dụng kiếm chác chút đỉnh… Còn như nghèo “rớt mùng tơi”, không cao lương mỹ vị thì đỡ bị bệnh, ăn “ba cái hột gạo lứt” chẳng tốn kém là bao, cho khỏe, cho ấm cái tấm thân (ăn cơm số 7, cơ thể Dương lên đuổi đi cái thịnh âm, lạnh, ngủ khỏi phải đắp chăn mền!), Thời giời dư dả ta đi bộ hay ngồi xe buýt về quê chơi, chả có ai quấy rầy hay chặn đường cướp lấy xe… chúng tôi xin trích một câu chuyện “vui” sau đây trong tạp chí Thế giới mới ra ngày 30/10/1995 để làm nổi bật điều vừa nói, Tỉ Phú Không Tiền:

Hạnh phúc trong cuộc sống

Hạnh phúc trong cuộc sống


Tỉ phú Wilfred Burgess, 59 tuổi, ở Newark (Anh) cớ lợi tức hằng năm lên đến 15 triệu đô la. Công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió kiến ông càng ngày càng giàu. Ngôi nhà bên bờ sông của ông mà kiến nhiều người thán phục, trị giá 600000 đô la. Thế nhưng, sau vụ ly dị vợ và mất đi nửa gia tài, ông gặp toàn chuyện xui sẻo kiến tiền bạc cứ đội nón ra đi. Chẳng bao lâu, tỉ phú ngày nào phải làm nhân viên vệ sinh trong một văn phòng thương mại vốn là ngôi nhà cũ sang trọng của mình. Nếu giống như phần lớn cá tỷ phú khác, có lẽ ông dã tự sát. Nhưng Burgess không thể và cũng chẳng cần lẩn tránh giới báo chí. Ông nói: “Dù bây giờ tôi chỉ kiếm được 40 đô la/ tuần bằng nghề vệ sinh và 25 đô la tiền bỏ báo, tôi vẫn thấy thoải mái. Có ít tiền tì càng ít phải lo. Cuối cùng tôi cũng có được những người bạn thích tôi vì chính tôi chứ không phải vì tiền của tôi” Trường Dân (theo Nationnal Enquirer, 9.1995).
Ngoài cái hạnh phúc và đau khổ hữu hạn nói trên, tiên sinh ohsawa còn cho thấy cái vô hạn. Trong cái vô hạn mới đúng cái nghĩa của nó, chứ không phải cái “hữu” chứa nhiều tri kiến không biết nhồi nhét đến bao giời mới thôi!
Người Đông phương và Tây Phương trên con đường khác nhau. Người Đông phương chỉ nhờ tịnh tâm được minh tâm mà thành tự đích điểm. Điển hình là các nhà tu chân chính. Người tây phương thì đi theo con đường tri thức, lượn lặt nhồi nhét tri kiến và sự thu nạp này không biết đến bao giờ mới “đủ xài” rồi cuốn cùng thì chỉ đi đến chỗ “bế tắc”. Điển hình là các nhà khoa học, có ông phải tự tử vào cuối cuộc đời. Nói như vậy không phải là chúng ta bỏ bên nọ lấy bên kia. Sống trong thời đại khoa học theo ý của ohsawa thì ta phải khoa học nghĩa là thu nhận những tri kiến mà khoa học đã phát giác ra, nhưng đồng thời ta phải khai mở Trí phán đoán tối cao, cái vô hạn hay các “không”, cái “Hạnh phúc thật sự” mà các nhà tu đã gác ngộ bằng các đường lối tam linh khác nhau từng đề cập trong kinh điển.
Ngày nay, thay cho các đường lối tâm linh khó dung nạp và hiệu quả khó hiện hữu nhãn tiền trong một thời gian ngắn ngủi mà người đời có thể dễ dàng chấp nhận, tiên sinh Ohsawa đã phát biểu ra một sắc thái bất ngờ, đó là “satori” (ngộ), một trí phán đoán tối cao sẵn có nơi mỗi cá nhân sẽ xuất đầu lộ diện qua việc hành trì một lối tiết thực cổ dã thất truyền đến mấy ngàn năm.
Để kết luận cho thấy trong cái “Không”, cái “Vô ngã” mới có cái hạnh phúc, cái công bằng thật sự một cách cụ thể, “không siêu hình” chút nào, chúng tôi xin trích những gì mà tiền dạo Công Vinh, tuyển Việt Nam, cup AFF Suzuki 2008, trong trận lượt đi Thái Lan – Việt Nam, đã thổi lộ:
“Sau khi ghi bàn, tôi đã thật sự không còn biết mình la ai điều gì đang diễn ra nữa. Thật hạnh phúc! (Báo Tuổi trẻ ngày 26 – 12 -2008).

Bài viết liên quan