Hướng dẫn cách ăn thực dưỡng Ohsawa tốt cho sức khỏe

Hướng dẫn cách ăn thực dưỡng Ohsawa tốt cho sức khỏe – Cơ thể mỗi người là khác nhau, khí hậu mỗi vùng miền là khác nhau, chính vì thế cách ăn thực dưỡng không thể theo một quy tắc cứng nhắc nào cả mà chỉ có thể hướng dẫn chế độ ăn uống rộng để thích ứng sao cho phù hợp với bản thân mỗi người.

  1. Nguyên tắc cơ bản của thực dưỡng

Thực dưỡng xây dựng mô hình ăn uống như sau: 50 – 60%  các loại ngũ cốc nguyên cám, 25 – 30% rau, 10 – 15% là thực phẩm giàu protein (chủ yếu là từ thực vật, chẳng hạn như các loại đậu và các sản phẩm từ đậu), 5% súp và một lượng nhỏ thực phẩm khác

Khi trong đầu bạn có ý thức được về mô hình ăn uống, thì ngay cả khi đi ăn nhà hàng cũng sẽ lựa chọn được loại thực phẩm phù hợp với bản thân.

Về chất lượng, nên chọn những thực phẩm được chế biến theo phương pháp truyền thống, tương tamari, miso nên chọn loại lâu năm, bột sắn dây nên chọn loại loại bột sắn ta. Các loại thức ăn chưa qua chế biến như rau, đậu, nấm nên chọn những loại được trông thiên nhiên, không phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, biến đổi gen…

Sự đa dạng của thực phẩm cũng rất quan trọng, nên chọn thức ăn theo mùa, theo thời tiết. Người sống ở vùng khí hậu nóng cần ăn khác khu vực ôn đới. Nhiều người ăn uống sai lầm khi ở vùng lạnh lại ăn trái cây và gia vị của vùng nhiệt đới.

Đối với những người bệnh, đặc biệt lưu ý tới chế độ ăn uống. Họ phải điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với tình trạng cơ thể bệnh tật của họ và thời tiết bên ngoài. Một số trường hợp, người bệnh ở vùng nhiệt đới có thể phải ăn uống theo chế độ của người ôn đới hoặc ngược lại. Nếu bị bệnh, tốt nhất phải tìm người có kiến thức, hiểu biết để tư vấn hoặc nghiên cứu sâu để hiểu biết tốt nhất về Âm – Dương

2. Hướng dẫn cách ăn thực dưỡng Ohsawa tốt cho sức khỏe

Hướng dẫn cách ăn thực dưỡng Ohsawa tốt cho sức khỏe

Hướng dẫn cách ăn thực dưỡng Ohsawa tốt cho sức khỏe

a) Ngũ cốc nguyên hạt chiếm 50-60% khẩu phần ăn

Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm gạo lứt (đỏ, đen, trắng/ ngắn, trung và dài hạt), gạo nếp Đại mạch hoặc Bobo (ỷ dĩ), lúa mì, ngô, kê, yến mạch kiều mạch. Ngũ cốc  thực sự là thực phẩm nuôi sống và tạo nên nền văn mình loài người.

Ngũ cốc còn nguyên cám là tốt nhất, chúng có thể được nấu chín khô như gạo, hoặc ướt mềm như cháo để ăn bữa sáng. Nên tránh các sản phẩm từ bột nướng, bao gồm bánh mì thông thường, bánh pastry, bánh ngọt,  và bánh pizza, bánh quy.

Mì sợi lứt, phở gạo lứt, gạo lứt nhỏ hạt dài, hạt kê, ngô phù hợp cho khí hậu vùng nhiệt đới. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn cũng có thể ăn các loại củ giàu tinh bột như khoai, khoai lang và khoai mì  thay thế ngũ cốc nguyên hạt.

b) Súp 5%

Thực dưỡng khuyến khích ăn một bát súp miso (không phải một cốc nước) trước bữa ăn đặc biệt với người bị ung thư. Miso đậu nành, lên men tự nhiên có chất chống ung thư và vi khuẩn có lợi tốt cho đường ruột. Súp có thể được ăn với một vài loại rau khác nhau, các loại ngũ cốc, đậu, cá và hải sản.

Nấu món súp miso cũng rất đơn giản, khi món canh súp này gần xong, lấy ra một phần nhỏ, hòa tan miso và đổ trở lại vào nồi. Nên dùng khoảng  1 muỗng cà phê miso cho mỗi bát súp, nêm vừa miệng. Sau đó nấu nhỏ lửa trong vòng 3 phút, không nên đun quá kỹ, miso sẽ mất chất. Có thể nêm súp với tương tamari, muối hầm hoặc mơ muối.

c) Rau củ 25-30%

Rau củ có thể chia thành các loại:

Loại thứ nhất: Củ mọc thẳng xuống dưới như ngưu bàng, cà rốt, củ sen, củ cải trắng, củ cải đỏ, khoai lang. Những loại này thường Dương nuôi dưỡng cơ quan ruột, củ sen rất bổ phổi.

Loại thứ hai: Rau mọc ngang mặt đất, hình tròn như bắp cải, bí đỏ, súp lơ, hành tây. Những thực phẩm này thường bổ thường bổ các cơ quan ở giữa như tụy, dạ dày, lá lách.

Loại thứ ba: Rau củ trồng trong bóng mát như su su, cà tím, cà chua, ớt cay, ớt chuông, khoai tây. Một số tài liệu khuyên người có thể trạng Âm, ở vùng khí hậu ôn đới nên tránh xa những thực phẩm này. Những người vùng nhiệt đới có thể ăn ít, vì rau mềm, nhiều nước, rất Âm có tác động làm suy yếu cơ thể.

Loại thứ tư: Nấm. Đây là loại thực phẩm rất Âm, nó lớn nhanh và một số loại phát triển qua đêm. Thực dưỡng chỉ khuyên dùng nấm dạng khô, chứ không dùng loại nấm tươi vì nấm khô hấp thụ được năng lượng mặt trời Dương nên có thể cân bằng với bản chất Âm của nấm. Loại nấm phát triển chậm là nấm đôcng cô được thực dưỡng khuyên dùng, chúng có lợi ích giúp giảm cholesterol và khi chế biến nên nấu kỹ.

Loại thứ năm: Rau củ nhầy và rỗng xốp như bầu bí, mướp, khổ qua, đậu đũa. Những người khỏe mạnh, ở vùng nhiệt đới có thể dùng một ít, những người bệnh Âm không nên dùng.

d) Đậu và các sản phẩm từ đậu 10-15%

Đậu mang lại nhiều protetin cho cơ thể người. Các loại đậu nhỏ, cứng thường Dương hơn như đậu đỏ nhỏ (xích tiểu đậu), đậu gà, đậu nành, đậu đen. Chúng thực sự tốt cho sức khỏe. Đậu mềm, to ít dương hơn ví dụ đậu xanh, đậu lăng.

Đậu đỏ khi nấu rất cứng, phải ninh hàng giờ vì thế trước khi nấu nên ngâm đậu trước vài giờ hoặc qua đêm. Lọc bỏ nước ngâm trước khi nấu. Nó thường được sử dụng để nấu cơm gạo lứt, nấu canh phổ tai hoặc làm trà uống nước.

Đậu phụ cũng có thể ăn, tuy nhiên nó không phải là thức ăn nên ăn thường xuyên. Loại đậu phụ cứng sẽ tốt hơn đậu phụ non, mềm.

e) Các loại thực phẩm khác

  • Rong biển: Đây là loại thực phẩm giàu khoáng chất, bổ sung sự thiếu hụt của rau củ hàng ngày, nó đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày. Rong biển rất đa dạng, có thể dùng để nấu cơm, nấu súp rất ngon.
  • Trái cây: Chỉ khi quá thèm mới ăn, ăn càng ít, càng tốt. Khoa học chứng minh trái cây tốt cho sức khỏe, có tác dụng thanh lọc cơ thể. Nhưng trái cây không giàu chất xơ, và chỉ có lợi cho sức khỏe cũng những người hiện đại vì họ ăn nhiều thịt và ít rau củ. Tuy nhiên, những người ăn thực dưỡng không có thịt, và nhiều rau củ thì sự thèm trái cây giảm dần.
  • Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều... rất giàu chất béo, chứa đến 80-90% chất béo. Các loại hạt này nên ăn với số lượng vừa phải hàng ngày.

f) Nước uống hàng ngày 

Lượng nước uống thường phụ thuộc vào thời tiết, cơ thể. Hãy lắng nghe cơ thể mình để điều chỉnh lượng nước phù hợp. Uống nước khi nào thấy khát. Thực dưỡng khuyến khích uống ít nước

Theo MACROBIOTIC DIETARY GUIDELINES FOR THE TROPICS, Richard Seth

Bài viết liên quan