Khi ăn thực dưỡng có được uống thuốc Tây không

Khi ăn thực dưỡng có được uống thuốc Tây không? Câu trả lời là Có. Có thể áp dụng phương pháp Thực Dưỡng trong lúc điều trị bằng những kỹ thuật y khoa hiện đại như giải phẫu, xạ trị, hóa trị hoặc với thuốc Tây, thuốc Bắc.

Việc kết hợp đôi khi cần thiết trong trường hợp khẩn cấp như cắt bỏ khối u bít nghẽn đường tiêu hóa, đường hô hấp, hoặc truyền máu cấp thời, thuốc chặn đứng cơn bùng phát của bệnh, thuốc tăng lực, chất bổ sung…(nên tham khảo ý kiến chuyên môn của y bác sỹ và những người có kinh nghiệm). Theo cách này chương trình điều trị có hai giai đoạn.

Ăn thực dưỡng có được dùng thuốc Tây không?

Ăn thực dưỡng có được dùng thuốc Tây không?

Giai đoạn 1: Kèm theo y khoa

Ăn uống theo cách ăn nới rộng (thực đơn 2, số 5-6, gạo lứt muối mè kèm một số thức ăn). Ăn chay là tốt nhất, nhưng nếu thèm thực phẩm nguồn gốc động vật thì có thể ăn cá.

Lưu ý: Khi kèm theo y khoa, thuốc men (kể cả thảo dược có tác dụng mạnh, hoặc chất bổ sung đặc chế), người bệnh không nên ăn triệt để theo số 7, vi có thể gây ra những phản ứng khó lường.

Trong giai đoạn này, phương pháp thực dưỡng giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức chống chịu lại tác dụng phụ của những kỹ thuật điều trị theo y khoa hiện đại hoặc thuốc men.

Cách ăn uống điều trị này cũng có thể áp dụng cho những bệnh nhân quá suy nhược hoặc đã trải qua các kỹ thuật trị liệu nặng nề như xạ trị, hóa trị (để tránh sự thay đổi đột ngột gây phản ứng mạnh cho cơ thể)

Giai đoạn 2: Hoàn toàn thực dưỡng

Khi việc kết hợp đã giúp bệnh tình ổn định, thì bớt dần rồi ngưng thuốc men hoặc những kỹ thuật điều trị theo y khoa (tốt nhất là hỏi ý kiến của bác sỹ điều trị) và tiếp tục ăn uống như giai đoạn 1 cho đến khi khỏi bệnh

Trong giai đoạn này, sau khi đã ngưng hẳn việc điều trị theo y khoa, nếu thấy sức khỏe tăng tiến nhưng bệnh dây dưa kéo dài (do cơ thể phải loại bỏ dần tàn tích của những kỹ thuật y khoa như phóng xạ, hóa dược…), có thể bước vào áp dụng cách ăn triệt để (thực đơn số 7) để bệnh dứt hoàn toàn.

Một yếu tố quan trọng trong ăn uống là nhai kỹ. Khi nhai kỹ, thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, giúp dễ nuốt và thức ăn sẽ được tiêu hóa triệt để hơn. Thay vì một người ăn 3 bát cơm mới thấy no bụng, thì chỉ cần ăn 2 bát được nhai kỹ có thể mang lại phần năng lượng tương tự. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thu tốt hơn và dạ dày cũng làm việc bớt vất vả hơn.

Khi nhai, nước bọt (nước miếng) sẽ được tiết ra. Trong nước bọt, ngoài men tiêu hóa là chất ptyalin giúp tiêu hóa thức ăn một phần trước khi xuống dạ dày, còn có chất immunoglobulin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và chất nhày protein có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nước bọt cũng chứa chất bacteriolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn, virut và độc tố. Một nhóm nghiên cứu dùng ống nghiệm chứa nước bọt và đưa chất gây bệnh ung thư độc hại nhất vào rồi quan sát. Lúc đầu chẳng có gì xảy ra, nhưng khi lắc ống nghiệm khoảng 30 giây, đem nước bọt ra xét nghiệm thì thấy 80-100% độc tố của chất gây ung thư đã biến mất. Thí nghiệm này chứng tỏ, nước bọt tiết ra khi nhai có tác dụng trừ độc rất mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Các bác sỹ nghiên cứu rằng nước bọt phát huy khả năng giải độc thì cần nhai mỗi miếng thức ăn từ 30 giây trở lên, khoảng 20 lần nhai. Theo Giáo sư Ohsawa, khi chữa bệnh kể cả ung thư, nên nhai kỹ mỗi miếng thức ăn khoảng 100 lần.

(Theo Phòng & Trị bệnh Ung thư theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa Macrobiotics, Anh Minh Ngô Thành Nhân & Ngô Ánh Tuyết, NXB Hồng Đức, 2016)

Bài viết liên quan