Lợi ích của phương pháp thực dưỡng Ohsawa

Ông hãy nói xem cái lợi ích thực tế của phương pháp thực dưỡng Ohsawa bở vì tôi thấy rằng tuy nhiều người biết đến nó như họ vẫn làm ngơ không áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Vậy cái hay của nó đến mức độ nào để có thể gây cho những người ấy một kích động mạnh mẽ và họ sẽ không những không còn khích bác mà trở lại xiển dương?

Đáp: Khi áp dụng phương pháp này thì thú thật tôi đã đi đến đường cùng của sức khỏe. “Sống hay chết” và “Tồn tại hay không tồn tại”, vấn đề chỉ có thế thôi và chúng tôi không thấy khó khăn trong lựa chọn. Vậy nếu chúng ta thấy có nhưng người đang làm ngơ trước một nền y học không y học tuy mang tính kỳ diệu cũng là điều không có gì là khó hiểu, đơn giản chỉ vì họ không lâm vào bế tắc như chúng tôi.

Phương pháp thực dưỡng Ohsawa

Phương pháp thực dưỡng Ohsawa


Vậy nếu đợi nước đến chân mới nhảy thì những con người đang muốn “tự khẳng định” sẽ thiệt thòi lắm. Lúc bấy giời họ sẽ lâm vào trường hợp của chúng tôi hay cũng như của một đội bong không còn ở trong vòng loại nữa. Thế là người ta sẽ đấu trong một hoàn cảnh không còn thoải mái mà bị áp lực khủng khiếp “một mất một còn”, bắt buộc phải thắng!
Một khi chúng tôi đã thắng và chúng tôi còn mon men hy vọng chiếm những giải cao với đấu pháp nghệ sĩ hơn. Đó là gì? Chúng tôi không còn sợ hãi một môi trường sống ngặt nghèo nào đấy thuộc về vật lý hoặc thuộc tinh thần. Chúng tôi không còn sợ hãi một mội trường sống ngặt nghèo nào dẫu thuộc về vật lý hoặc thuộc tinh thần. Chúng tôi dễ thấy biết đủ hơn nhiều người rất giào có. Có người bảo rằng: “Biết đủ sẽ không còn tiến bộ”, “Phải chưa đủ mới tốt”. Đủ chưa? – chưa đủ! Vậy họ muốn tiến tới đâu nhỉ? Trong thế giới tương đối này họ há không biết có tiến tất có lùi. Người Đông phương không có cái sống không biết đủ như người Tây phương, họ lại không có nhồi nhét kiến thức mà chỉ nhắm đến chỗ tinh thần, cái chỗ không tiến không lùi nhưng bao la vô cùng vô tận (Vô song Nguyên lý). Đấy là chỗ “không đã” sao mà đòi tiến  hoài, tiễn mãi và cuối cùng tiến đến “hố thẳm” té mất mạng không biết chừng!
Trong “trường bộ Kinh phẩm Sa môn quả” Đức Phật có giảng cái lợi ích thiết thực của hạng sa môn, còn nay trong các tác phẩm của OHSAWA, tiên sinh cũng nói đến kết quả thiết thực của một người đi trên con đường thực dưỡng trường sinh, đó là đạt được một sức khỏe thật sự, chẳng cần cái biểu hiện màu mè, hào nhoáng bên ngoài. Từ cái hạnh phúc đơn sơ, đích điểm mà Người nhắm đến là “công bằng tuyệt đối” (Chân hạnh phúc). Đó há không phải là chỗ “Vô ngã” của các tôn giáo Đông phương?
Và theo chúng tôi nhận thấy, đời một con người mà lãnh hội được và thể nhập đơn giản “bấy nhiêu” thôi thì cũng quả không sống uổng một kiếp nhân sinh hầu như đều vốn lỡ mang trên lương biết bao là mộng mị rồi hạnh phúc có gặt được nhiều chăng thì khổ đau lại càng lắm chuyện, cứ trộn lẫn vào nhau!

Bài viết liên quan