Lưu ý khi áp dụng phương pháp thục dưỡng ohsawa

Lưu ý khi áp dụng phương pháp thục dưỡng ohsawa

Về tâm trạng: Không vui, không khỏe thì không nên ăn và cũng không được nấu ăn.

Về đại tiện: phân luôn màu vàng, chặt, không rã nát và đúng giờ vào buổi sáng. Nếu là phân khác thì âm hơn, hoặc dương hơn thì cần phải điều chỉnh lại.

Về tiểu tiện: Phụ nữ không đi tiểu quá 3 lần trong ngày. Nam không đi quá 4 lần trong ngày.

Lưu ý: Đường ruột đang tốt là một ngày chỉ đi đại tiện một lần vào buổi sáng và chỉ nên súc miệng một lần vào buổi tối (bột chà răng Dentie).

Thực phẩm dưỡng sinh

Thực phẩm dưỡng sinh

NƯỚC UỐNG: Một người quá âm, hay bệnh về gan thì nên sử dụng trà gạo lức rang và trà bồ công anh.

– Trà củ sen tốt cho người bệnh phổi. Trà bancha tốt cho bệnh tim mạch, đường ruột, bao tử (tốt nhất là được sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm đã sử dụng từ trước hoặc Thầy).

DẦU MÈ GỪNG: Giã nát, hoặc mài gừng tươi, vắt lấy nước cốt trộn đều với một lượng dầu mè tương đương. Dùng xoa hay đánh gió khi cảm sốt,xoa bóp khi nhức mỏi, tức, trặc, đau bụng, sưng u, bôi lên vết lở ở tai, mũi, ghẻ lác, xức dầu trị gầu và rụng tóc, chỉ nên làm vừa dùng trong 2-3 ngày, vì để lâu gừng thối, có mùi khó chiụ, có thể dùng xen kẽ với áp nước gừng.

CAO HẠ NHIỆT: Ngâm đậu nành với nước cho mềm, giã nát và trộn thêm ít bột cho khỏi nhão rồi đem đắp lên trán để hạ sốt, (xem chừng thân nhiệt hạ còn 38,50C thì lấy ra ngay) hoặc đắp những chỗ viêm nhức (không dùng trong trường hợp ban, sởi, tót, rạ, đậu mùa).

BỘT GẠO LỨT SỐNG:

Nhai nhỏ gạo lứt sống và hạt muối sống, hoặc giã thành bột mịn trộn nước và tí muối cho dẻo, đem đắp vào vết thương, vết lở loét, ghẻ chốc.

Bài viết liên quan