Ngoài việc thực hành phương pháp Ohsawa

Ngoài việc thực hành phương pháp Ohsawa ra, người ta cần thực hiện những pháp môn khác để gặt hái kết quả cho mau hơn, cho tốt hơn, cho “tuyệt vời hơn nữa” chăng?

Tiên sinh Ohsawa thường nhấn mạnh, Phương pháp Ohsawa này là cội nguồn của mọi tôn giáo. Và đã là cội nguồn tâm linh thì cứu cánh của nó đương nhiên là nói đến chân lý. Vấn đề “Satori” (Ngộ) Tiên sinh đề cập trong quyển Zen Macrobiotics mà chúng tôi dịch là Phương pháp Ohsawa Trường sinh và Đạo thiền mặc dầu toàn bộ cuốn sách không đả động gì đến thiền quán. Thì ra Tiên sinh chơi chữ trong ngôn ngữ Tây phương vì người Tây phương ngày nay hay chuộng pháp môn thiền trong khi chữ ZEN có nhiều nghĩa mà hai nghĩa được biết là thực phẩm và thiền. Điều này muốn nói lên con đường của Phật giáo có thiền thì con đường thực dưỡng do Tiên sinh phát kiến rộng cũng thành tựu được cứu cánh thiền. Đây là điều chúng ta cần phải suy nghĩ thật nhiều trong khi thực hành một phương pháp Ohsawa nhất thời hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh. Tiên sinh thường nói với môn đệ là trong hai quyển Zen Macrobiotics và the Philosophy of Oriental Medicine (Triết lý y học Viễn Đông) có đề cập đến vấn đề hệ trọng ấy mà độc giả nên đọc đi đọc lại rất nhiều lần để lãnh hội chứ không phải đọc qua một lần mà cho là đủ như đọc một quyển tiểu thuyết.
Một điều mà chắc ai đã qua con đường thực dưỡng này một thời gian ngắn hay dài đều có thể nhận ra, ngoài việc sức khỏe được cải thiện hay hết hẳn thì về tinh thần, mình thấy rõ là ổn định và minh mẫn hơn trước. Và đó là bước khởi đầu nan, chúng ta có thể đặt niềm tin mà chẳng hề sợ có nguy hiểm xảy ra như khi thực hành các pháp môn về tâm lý khác để đạt một cứu cánh tương tự.

Tuy nhiên, trong các tạp chí hay các quyển Conference, Tiên sinh thường đề ra các công án như của Thiền sư Bạch Ẩn “Tiếng vỗ của một bàn tay” là một…Ngoài ra, chúng tôi được biết trong tạp chí Yin Yang, Tiên sinh có đưa ra đến 800 câu đố bí hiểm coi như công án thiền để chúng ta giải đáp mà “test” trình độ tâm linh xem mình đi đến đâu. Một câu hỏi thuộc phạm vi hóa học sau đây trích trong Philosophy of Oriental Medicine không phải ai cũng giải được, là một ví dụ : “x(C5H8)” là chất gì? Thành phần hóa học này có hình thức ra sao trong thiên nhiên, những yếu tố nào phát sinh thành phần này? Theo Vô song Nguyên lý làm thế nào có thể có thể sản xuất nó bằng một phép tổng hợp hóa học?

Vậy nếu chúng ta thấy lời Ohsawa là đánh tin cậy mà áp dụng cho nghiêm túc đừng xé rào thì vấn đề tuyệt vời chắc không phải là cái gì ngoài tầm tay. Còn như quý vị đã tuyệt vời lại muốn “tuyệt vời hơn nữa” thì cứ tự nhiên, chắc cũng không có hại gì bởi vì theo tôi nghĩ, một ngọn đèn đã quá đủ sáng thì nhiều ngọn đèn khác góp vào cũng chẳng có chi trở ngại, có điều hơi chói, mất công và tốn tiền mua bóng đèn.

Nói tóm lại, ngay trong cuộc sống, xưa cũng như nay, vốn xuất hiện biết bao câu đố vô cùng bí hiểm không khác gì những công án trong thiền tong, vậy song song với việc ăn uống cho đúng phép, (dĩ nhiên nó chắc chắn làm cho tinh thần minh thăng tiến mà ai cũng biết đấy), nếu chúng ta còn trẻ khỏe và nếu muốn cật lực đào luyện tinh thần (theo tôn giáo vốn dĩ của mình từ hồi nào tới giờ, nếu có) hầu vỡ vạc nhanh những gì khúc mắc, cũng tốt thôi.

Theo Ohsawa – Huynh Văn Ba biên dịch

Bài viết liên quan