Nguyên tắc thứ nhất của thực dưỡng Sinh Thái Học

Nguyên tắc thứ nhất của thực dưỡng – Sinh Thái Học

Trong thế giới phương Tây (nơi thực phẩm chính yếu là thịt), sinh thái học được coi là một từ mới. Ở Phương Tây, Sinh thái học đã không thu được sự quan tâm rộng lớn đến thế của công chúng, nếu như người dân phương Tây đang không lo sợ các hiện tượng ô nhiễm môi trường và sự bùng nổ dân số. Nỗi sợ này giống như một mặt của đồng tiền, mà mặt kia không thể tách rời nó chính là tinh thần chinh phục thiên nhiên. Ở phương Đông (nơi thực phẩm chính yếu là rau), nơi người ta có khuynh hướng nhằm tới sự cộng tác với thiên nhiên, từ “Sinh thái” – có ít nhất 4000 năm tuổi. Ở Trung quốc, nó được diễn đạt bởi 4 từ: Shin (身 thân) Do (土Thổ) Fu (不Bất) Ji (二 Nhị) Con người và đất đai không phải là hai mà là một (Thuyết “Thân Thổ bất nhị”). Đất sản sinh ra cây cỏ; động vật ăn cỏ cây để tạo ra máu, tế bào, mô và các cơ quan nội tạng. Con người, cũng như mọi động vật, chính là sự chuyển hoá từ đất. Trong tác phẩm Con người, Cái không biết, Alexis Carrel đã viết:

Sinh thái học

Sinh thái học

“Con người được tạo thành hoàn toàn từ cát bụi của thế gian. Bởi lý do này, mọi hoạt động thể chất và tinh thần của y đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi điều kiện địa lý của miền đất nơi y sinh sống; bởi tính chất tự nhiên của các động vật và cây cỏ được y sử dụng làm thức ăn.”

Con người khoẻ khoắn, mạnh mẽ khi họ sống bằng các thực phẩm quanh vùng; vốn sinh trưởng theo một cách lý tưởng để trở thành thức ăn của họ. Con người, loài động vật tự do nhất, có thể tự làm mình thích nghi đối với bất kỳ điều kiện khí hậu nào nếu chúng ta duy trì thường xuyên được một số nhân tố (nhiệt độ, nước, mực độ đường và muối khoáng v.v…) đơn thuần chỉ để giữ cho mình sống được, và còn phải duy trì những điều kiện này chặt chẽ hơn – nếu chúng ta muốn được khoẻ mạnh. Và thức ăn tốt nhất để duy trì một trạng thái tâm sinh lý tốt đẹp là thực phẩm nuôi trồng tại địa phuơng.

Bài viết liên quan