Phổ tai và các món ăn chế biến từ phổ tai

Phổ tai và các món ăn chế biến từ phổ tai | Phổ tai (rong dải) là một loại rong biển có dạng lá dẹt dài, màu xanh đậm rất giàu vitamin A, B1, B12, C và khoáng chất như Calcium, photpho, sắt, muối. Nó có mùi biển đặc trưng, màu không hấp dẫn, nhưng khi ngâm nước và chế biến thành món ăn thì vô cùng hấp dẫn và rất tốt cho sức khỏe. Người ta còn dùng nó để đắp mặt nạ để da sạch, sáng đẹp.

Phổ tai và các món ăn chế biến từ phổ tai

Phổ tai và các món ăn chế biến từ phổ tai

1/Công dụng của phổ tai

+ Giàu vitamin A, B1, B12, vitamin C và không có protein giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng các chất cacbonhydrat

+ Giúp thanh lọc cơ thể bằng cách loại trừ tác dụng axit của thức ăn hiện đại như thịt, sữa, đường và giúp tạo Kiềm trong máu.

+ Giúp ngăn ngừa và cải thiện các bệnh tật như là huyết áp cao, xơ cứng động mạch, dị ứng, phong thấp, viêm khớp, rối loạn thần kinh

+ Được sử dụng nhiều trong thực dưỡng Ohsawa, do nó hơi âm nên khi nấu canh thì nêm muối hoặc tương tamari.

+ Ở Nhật, Phổ tai thường được gọi là Kombu là thực phẩm hay dùng trong nhà bếp, nó giúp đen tóc, tăng tuổi thọ, thông minh.

+ Dùng để đắp mặt nạ giúp làn da trẻ trung, sáng đẹp

2/Các món ăn từ phổ tai
Các món ăn từ phổ tai cũng rất đa dạng. Phổ tai có thể dùng để nấu cơm gạo lứt cùng đậu đỏ, hạt sen. Nó giúp cho cơm nhanh nhừ và giàu khoáng chất hơn. Việc nấu canh từ phổ tai cũng rất phổ biến ở Việt Nam, thực dưỡng Bà Loan xin giới thiệu những món ăn sau từ phổ tai:
a) Nước canh phổ tai (rong dải)
Nước canh phổ tai

Nước canh phổ tai

Nguyên liệu: 1 miếng rong dải kích thước 7 x 15 cm, 4 bát nước lọc
Cách làm:
+ Dùng khăn ẩm lau sạch hai mặt lá rong, rửa qua cho thật sạch, thả vào nước ngâm 2-3 giờ hoặc đêm nấu sôi 1 giờ.
+ Lọc qua cái rây lấy nước đem nấu canh hoặc hầm thức ăn; còn xác rong có thể xắt sợi dùng luôn với món đang nấu hoặc để riêng làm món ăn khác.
Nước canh có vị ngọn ngọt tương tự bột ngọt.
+ Canh phổ tai có thể nấu cùng bí đỏ và đỗ đỏ bằng cách là ninh nhừ phổ tai với đỗ đỏ, sau đó cho bí đỏ vào. Khi bí chín thêm gừng, và tương tamari cho vừa miệng. Món này rất tốt cho người bị bệnh thận và suy nhược cơ thể.
b) Phổ tai dầm tương
Nguyên liệu: 1 khúc rong dải dài độ 25 cm, nước lọc, tương tamari.
Cách làm:
+ Rong dải vắt thành miếng nhỏ như bao diêm, ngâm nước, rửa sạch muối và cát sạn
+ Bỏ rong vào nồi, đổ nước ngập mặt, đun sôi bớt lửa, hầm 30-40 phút.
+ Lường một phần tương bằng phần nước còn lại trong nồi, vớt hạt tương ra nghiền nát rồi trộn lại với nước tương và chế vào nồi. Thêm nước cho ngập mặt rong nếu thiếu, nấu tiếp đến khi khô nước. Lại thêm tương và nước như lần trước và nấu cho khô 2 lần nữa. Nhắc xuống để nguội và chứa vào hũ kín.
Món này rất mặn, mỗi ngày mỗi người ăn tối đa 2 miếng với cơm, cháo hoặc thêm vào canh. Khi thấy trong người mệt mỏi, bỏ một miếng vào nước trà bancha uống nóng, uống rất tốt. Nó có tác dụng trung hòa chất chua (axit ) trong máu
c) Phổ tai chiên giòn
Nguyên liệu: 1 miếng rong dải dài 14 cm, dầu ăn, muối hầm
Cách làm:
+ Rong dải ngâm và rửa sạch muối, cát, sạn cắt thành từng dải hình chữ nhật dài 1 x 7 cm
+ Cột gút từng dải, hoặc xẻ một đường dọc giữa mỗi dải rồi lộn một đầu thành đường xẻ thành vòng xoắn.
+ Đổ dầu vào chảo, đun nóng rồi thả rong vào chiên phồng. Vớt rong ra để ráo dầu rồi rắc ít muối vào.
Dùng ăn với cơm, cháo (không dùng quá 5 dải mỗi ngày)
Nếu không thích chiên qua dầu, nướng phổ tai trên bếp rồi tán bột, rắc cơm ăn như muối mè. Thức ăn rất tuyệt vời cho người Thực dưỡng.
d) Phổ tai nấu chè
Phổ tai nấu chè

Phổ tai nấu chè

Nguyên liệu: rong dải, đầu xanh, đường thốt nốt hoặc đường phèn
Cách làm:
+ Nấu chín đậu xanh với chút nước cốt đường phèn hoặc đường thốt nốt

+ Rong dải ngâm nước vài phút, rửa sạch cát sạn. Khi đậu chín thì cho vào nấu thêm 5-10 phút rồi tắt bếpMón chè này rất ngon, lạ miệng và thêm tác dụng nhuận tràng, giải độc, rất tốt cho sức khỏe.

Chúc các bạn thành công với món ăn từ loại nguyên liệu tuyệt vời này!

Bài viết liên quan