Phương pháp gạo lứt muối mè nấu bằng nồi đất

Phương pháp gạo lứt muối mè nấu bằng nồi đất – Phương pháp Ohsawa có đáp ứng hầu hết bệnh tật của loài người hay không?

Chúng tôi hỏi thế vì thấy cũng có một số người ăn uống theo phương pháp này mà cơ thể ốm đi và nước da không được tốt, nhiều kẻ vốn mang ác cảm khuyên bỏ và ăn uống lại “như xưa”. Ông thấy sao khi có những trường hợp trên xảy ra?
Đáp: Đúng là có những vụ việc như trên xảy ra, nhưng qua những năm tháng kinh nghiệm của chúng tôi thì các lỗi không phải do phương pháp chỉ đáp ứng nhất thời, không có tính tuyệt đối và trường cửu. Chính chúng tôi cũng đôi lần lầm lỗi suýt bỏ ngang một con đường tốt đẹp mà mình đã kinh qua. Ví dụ, có một thời vì ăn phải gạo cũ mà chiều nào thân nhiệt tôi cũng lên cao như người nhiễm phải bệnh lao! Việc này làm tôi hoang mang, lo lắng và hoài nghi. Đến chừng gạo cũ ăn hết và ăn gạo mới thì cái bệnh sốt nhẹ về chiều biến liền trong ngày! Tôi có một ông cậu, cũng vì mua gạo lứt quá nhiều để dàng cho khỏi mất công đi mua hàng tháng nên phải bất chợt nhập viện vì phỏi có nước dẫu cho có ăn uống đúng bài bản và cữ kiêng triệt để. Trong quyển “La cusine de Sante” (Nấu ăn sao cho có Sức khỏe), loại sách Flash của Nhà Xuất Bản. Marabout có nói hạt gạo lứt khi tách khỏi vỏ trấu thì chỉ để dàng trong 3 tháng. Quá thời hạn này, gạo bị oxyt hóa, mất đi phần lớn chất lượng, ăn và dễ ngộ độc. Tuy sách nói thế nhưng chúng ta cũng nên mua gạo vừa đủ ăn trong vòng một tháng là an toàn hơn cả!
Chúng tôi cũng nói thêm một số kinh nghiệm “xương máu” nữa để chúng ta khi chưa trăn trở mà đã vôi chê khen!
Đó là cái nồi nấu cơm. Cái nồi coi bộ tầm thường trong việc nấu nướng nhưng nó giống như một cái cần “ăng-ten” của TV đấy, quí vị ạ! Dẫu chúng ta có một cái máy truyền thình xin mà cái ăng ten không tốt thì hình ảnh cũng khó mà xem cho mãn nhãn, phí đi đồng tiền lớn bỏ ra!
Một thời cách đây mấy trục năm, khoảng trước 30/4/75 mười ngày, vào bữa trưa nọ, tôi có ăn một chén cơm tráng với chao (Các vị ăn chay con chừng chao đấy nhé, vô cùng độc vì quá âm!), ngày hôm sau tôi chóng mặt, không ngóc đầu dậy được. Gượng ngồi lên là té ngay xuống Giường. Tôi bảo thằng em nấu cơm thế và tôi ăn cơm lứt với muối mè không thôi, suốt một tuần mà chừng chóng mặt này không hề thuyên giảm: Gượng dậy là té xuống liền! Tôi lấy làm lạ, chẳng lẽ phương pháp Ohsawa hết công hiệu rồi sao! Nằm ngẫm nghĩ mãi, chả lẽ nguyên do vì nấu bằng cái soong nhôm thay cái nồi đất mà em nó vô ý làm bể hồi nấu lần đầu. Tôi liền bảo hắn ra chơ mua cho được cái nồi đất về nấu xem sao. Ăn cơm nồi đất buổi sáng rồi buổi trưa, chiều ngóc đầu dậy không còn chóng mặt nữa!
Quý vị thấy đấy, hãy kiểm soát lại mình, khoan đổ thừa “chính phạm”, nhất là phương pháp Ohsawa, một “con đường sống” của thể xác và tâm linh mà người khai phá đã lao tâm khổ tứ, nhiệt tình truyền bá trong suốt một đời người cho đến giờ phút ra đi!
Khi tôi viết những dòng này thì có một bạn đọc miền Tây lên nhà tôi thăm. Sau khi khen những quyển sách tôi dịch và biên soạn rất dễ đọc, dẽ hiểu rồi ông đề nghị tôi “xem lại” chỗ nói về việc dùng hạt gạo lứt. Tôi thì cho rằng vì mình không thể nào khiểm soát việc trồng và xay xát lúa gạo nên vấn đề “gạo sạch” nằm ngoài tầm tay để bỏ ngỏ và việc kiểm chứng tốt xấu qui về trải nghiệm cá nhân. Còn ông thì quyết rằng vì là dân miền Tây nên ông biết rõ nơi nào có gạo sạch và cái gạo sạch mới quyết định rốt ráo trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Ông chỉ trích những người hướng dẫn trị liệu bằng thực dưỡng mà dùng đại trà loại gạo bán hiện nay ở thị trường thì những người bệnh nặng trị không hết hẳn, chứng nào cũng bị dây dưa rồi đành phải dùng kèm thuốc Đông y, Nam y kiến cho môn thực dưỡng Ohsawa “nhiễm ô” mất phần độc đáo! Ông còn dẫn chứng, ông giúp những người bệnh bại não hay bệnh già gần chết sửa soạn mua hòm lấy lại sức khỏe bình thường trong một thời gian khoảng 10 ngày (rát khoa học!), không đến nỗi phải 49 ngày hay 100 ngày (rất tâm linh!). Nghe ông nói vậy, tôi sững sờ, vì tôi cũng đã từng mắc những sơ hở khác khi áp dụng đường hướng ăn uống chính thực trong đời sống hằng ngày.
Vậy là tôi xin gợi ý cho quý vị nhỡ mắc một cái bệnh ngặt nghèo nào đó mà lâu nay ăn một thứ gạo bán ở thị trường thấy không hay lắm, nghĩa là bệnh vẫn còn “nhởn nhơ) tồn tại rồi đưa đến chỗ hoang mang thì hãy tìm một loại gạo lứt chắc chắn sạch mà dùng thử xem sao. Quí vị nên nhớ trong việc kinh doanh, không nơi nào không nói là gạo sạch, không bón quân hóa học hay xịt thuốc trừ sâu đấy nhé! Có thể trộn dặm vào gạo lứt một ít ngũ cốc lứt khác như kê, bắp nếp lứt, nếp than… để cơm “ngon hơn” và bổ túc” được một “khiếm khuyết” nào đó. Quý vị hãy itmf hiểu thật chắc, ăn rồi thẩm định nơi tự thân, đường vội nhe lời và tin tưởng ai hết!
Nời đây, chúng tôi cũng xin các bạn ở những vùng trồng và xay xát lúa gạo, nhất là những người trong giới thực dưỡng Ohsawa, các bạn hãy làm ơn cho chúng tôi biết quá trình thành tựu của hạt gạo: Người ta bón phân gì, như thế nào, khi thu hoạch và xay xát xong họ có tẩm tưới chất gì vào đó để bảo quản lâu dài không. Chúng tôi la những  người thành phố thiếu điều kiện đi thực tế dài lâu nên không biết rõ điều rất quan trọn này. Kính xin quý vị ăn uống theo phép thực dưỡng vài tiền đồ của Triết học Đông Phương hãy hợp tác với chúng tôi, để sách in lần sau được bổ sung cho độc giả  biets gạo mình ăn Sạch đến đâu mà lo liệu và như vậy niềm tin nơi một phép thực dưỡng kỳ diệu không bị vến đề khinh doanh của thời đại làm cho “đổ sông đổ biển”!

Bài viết liên quan