Phương pháp Ohsawa cần cho những ai?

Phương pháp Ohsawa cần cho những ai? – Thông thường, những ai bệnh ngặt nghèo mới cần đến Phương Pháp Ohsawa, chớ những người khỏe, theo ông, đâu cần chi đến Phương pháp này, phải không?

Thiệt ra thì người ta hầu như ai cũng nghĩ như vậy. Bở cái đầu tiên khó là cơm gạo lứt tuy có tốt đấy, có nhiều sinh tố, khoáng chất đấy (sách báo khoa học đều công nhận như thế), nhưng ta ăn không thấy ngon bằng ăn cơm gạo trắng và bị mất nhiều thời giờ hơn. Lại phải cữ nhiều thứ khoái khẩu mà từng thích lâu nay, cũng là việc không dễ dàng gì. Nhưng cứ thử ngẫm nghĩ mà xem, có ai là người dám nói rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh? Hoàn toàn khỏe mạnh không có nghĩa là chỉ không bệnh gì thôi mà phải hội cho đủ 7 tiêu chuẩn về sức khỏe do Tiên sinh Ohsawa đề ra trong quyển Zen Macrobiotics (Phương pháp Trường sinh và Đạo thiền):

1. Không mệ mỏi: Đây là điều mà không dễ gì ai cũng có vì dầu có được cái thân thể như lực sĩ, nếu làm việc nhiều thì cơ thể cũng cảm thấy mệt mỏi và khi trái gió, trở trời, họ khó mà không chơi một vài viên thuốc bệnh, thuốc cảm…Trái lại, nếu ăn uống đúng đắn, nhất là các số 7, số 6, cơ thể ta sẽ dẻo dai, bền bỉ trong lao động về tay chân cũng như về tinh thần mà không hề thấy bải hoải, mệt nhọc. Bản thân tôi, tuy lớn tuổi và gầy ốm nhưng làm việc dẫu cũng mệt nhiều nhưng không bao giờ tôi cảm thấy chữ MỆT xuất hiện trong tâm sinh lý của mình. Ăn uống đạm bạc không ngon gì như ở những buổi tiệc tùng, nhưng bù lại thân thể ta có được sức khỏe để làm những việc mà mình yêu thích và hi vọng chu toàn trong một đời người thì há không đáng “bõ công” hay sao?

Gạo lứt muối mè

Gạo lứt muối mè

2. Ăn ngon miệng: Thực tế chắc nhiều người đều rõ là mặc dầu có tiền của nhiều, muốn ăn gì cũng có, nhưng lắm người than ăn uống không được và kén ăn hay ăn không biết ngon. Cứ nhìn bọn trẻ con trong một đại gia đình nào cũng vậy: Những đứa nhà có tiền thì kén ăn, còn những đứa nhà nghèo thì ăn như cọp, chẳng chê món nào cả. Đó chẳng qua cái thiếu nó làm cho cơ thể con người sinh động hơn, nghĩa là Dương hơn. Ăn cơm gạo lứt cũng vậy, đó là cách Sống nghèo, sống tri túc, sống không thừa thãi cho bản thân nên cơ thể ta có cái khẩu vị tươi tắn. Ta ăn một món gì dầu sơ sài, rẻ tiền như một củ khoai loang, một lát bánh mì khô cũng thấy ngon miệng, huống hồ khi ăn những trân hào hải vị mà ai đó vốn dĩ đã sống hoài một cuộc đời thừa mứa thường tỏ vẻ nhác nhớm, chối từ.

3. Ngủ say và ngon: Trừ những người mắc bệnh không ngủ được, chứ thông thường ai thức lâu rồi cũng phải ngủ. Có điều, ngủ say và ngon giấc không thì chưa chắc. Đặc biệt, những người giàu có, tâm tư rối loạn, trăm công ngàn việc thì không tài nào có giấc ngủ bình yên. Những người nghèo làm việc chân tay cật lực, không lo nghĩ nhiều, dễ có những giấc ngủ say sưa. Nói như vậy chẳng lẽ đang giàu nên làm cho nghèo để ngủ ngon giấc chăng? Chẳng cần phải thế. Ăn uống theo phương pháp Ohsawa là một cách sống chủ động nghèo tức đơn sơ và giản dị, tinh thần ta sẽ ổn định rất nhiều. Cơ thể thật vô bệnh thì ngủ say, ngủ ngon là điều hoàn toàn chủ động và lẽ thường niên.

4. Ký ức tốt: Ai cũng biết, người mà không có trí nhớ là người không có giá trị và chắc hẳn là mắc một loại bệnh tinh thần nào đó. Ngay cả cái máy tính cũng thế, không có bộ nhớ cũng vất đi và bộ nhớ càng cao càng có giá trị. Thông thường, ai cũng có ký ức không nhiều thì ít. Để có một trí nhớ tâm lý kỳ diệu và vô hạn thì không phải dễ. Các nhà tu nếu đạt cái trí nhớ cả đến tiền kiếp cũng phải bỏ công phu không phải là ít, có khi cả cuộc đời. Còn ở thế gian mà được cái trí nhớ như của Lê Quý Đôn, đọc qua là ghi không sót là rất hiếm, chỉ do bẩm sinh, không phải ai cũng luyện được. Còn phương pháp Ohsawa không những nó giúp ta vượt qua bênh tật dầu cho đến ngặt nghèo và không rõ nguyên nhân, nó còn khai mở trí nhớ ta cho rộng ra. Còn chuyện có rộng đến vô hạn cùng không thì đó là chuyện của từng cá nhân muốn hay không muốn. Vì là một cơ hội tuyệt vời trước đây chỉ nằm trong các tôn giáo lớn, nên nếu chúng ta muốn nắm bắt thì cứ thử xem. Tự thân, sau những năm tháng thực hành, tuy không triệt để lắm, tôi cũng nhận thấy ký ức mình phát triển hơn xưa. Còn tiến đến vô hạn thì triệt để là vấn đề phía trước và trong tầm tya không còn mơ hồ và mất mát đi đâu được.

5. Tính tình vui vẻ: Nếu đi trên đường phố và để ý một chút, ta sẽ thấy trừ một số ngoại kiều mặt mày còn tươi vui một chút, còn phần đông người bản xứ hầu như ai ai cũng căng thẳng. Nếu đi xe chẳng may va chạm chút đỉnh là thiên hạ sẵn sang tiếp cận một cuộc gây gổ có khi đến đổ máu. Cái giận dữ, cái kiềm lòng không đâu hình như đương nằm vùng chực chờ đâu đấy, chỉ thừa cơ hội là bùng nổ ra. Nói như vậy, không phải là tôi có ý cho mình hay ho gì, không sân si như mọi kẻ. Cái giận dữ trong con người ai mà không tránh khỏi. Có điều, khi ăn uống đạm bạc, con người mình bớt đi cái stresse, thích chính trị xã hội hơn là chiến tranh. Nếu ai đó cho rằng, có sức khỏe thì hãy kiểm điểm xem mình thường hay giận không, có sừng sộ khi đi đường, mình đúng là gặp kẻ khác sai quấy đụng chạm và ăn uống ngược ngạo không. Đây là điều rất khó nên chưa chắc ai cũng khỏe mạnh mặc dầu họ tự hào nói thế.

6. Minh mẫn trong suy nghĩ và hành động: Nhiều người cứ khỏe mạnh là tuy không phải vai u thịt bắp nhưng được cái da dẻ hồng hào, mập mạp, tươi tốt cũng là ngon lành rồi. Nhưng theo Tiên sinh Ohsawa, không phải chỉ có thế, cái tinh thần, cái có khả năng vô hạn mới quan trọng. Mà một trong những cái thể hiện cụ thể, đó là sự minh mẫn trong suy nghĩ và hành động. Có được điều này, chugns ta mới làm việc ít sai lầm và dễ thành công trên đường đời. Nếu không thì tuy mang một cơ thể tốt mà tin thần chậm lụt ngờ nghệch, ta chỉ có nước làm tôi mọi cho thiên hạ, mong gì tiếp cận và phán đoán một nền văn minh càng ngày càng phức tạp và rực rỡ của thời đại ngày nay.

7. Tính công bằng: Đây không phải là sự đòi hỏi Công bằng xã hội. Công bằng xã hội chỉ có tính tương đối, đôi khi chỉ thấy toàn bất công, ỷ thế, ỷ quyền, ỷ tiền, ỷ tài…đòi hỏi tuyệt đối làm sao có. Muốn đi đến chỗ công bằng đích thức, chúng ta phải tìm nơi tinh thần, tâm linh của chính chúng ta mà Tiên sinh cho đó là sự Ngộ (Satori), một tâm trạng không phải mơ hồ hay mộng ước mông lung mà là cụ thể, sáng rõ trên từng bước đi sinh học, sinh lý của những con người ăn uống tối thiểu, đạm bạc.
Trên đây là 7 điều kiện để được gọi là một người mạnh khỏe và Tiên sinh cho rằng: “Bảy điều kiện ghi trên không thể nào thực hiện được mà không tuân thủ chặt chẽ những chỉ dẫn đơn giản về Phương pháp Trường sinh”. (Phương pháp Trường Sinh và Đạo Thiền).

Bài viết liên quan