Thoát vị đĩa đệm với tây y và thực dưỡng

Thoát vị đĩa đệm – So sanh giữa Tây y và phương pháp thực dưỡng Ohsawa số 7

Hỏi: Thoát vị đĩa đệm – Tôi 53 tuổi, đau thắt lưng đã 3 năm nay, vừa rồi chụp MRI phát hiện thoát vị đĩa đệm L4 – L5, có bác sĩ bảo mổ, có bác sĩ bảo uống thuốc! Vì sợ mổ cột sống nguy hiểm nên tôi chọn cách trị dùng thuốc và vẫn còn thốn đau. Vậy có cần mổ không? Mổ cột sống có hay bị liệt chân không? Còn cách trị bằng laser thì sao?
Đáp:
Tây y, Bác sĩ trả lời: Ở giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm, khi sự chèn ép thần kinh ở mức độ nhẹ, người ta thường áp dụng trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu. Kế đến là mức độ nặng hơn nhưng chưa đến lúc phải can thiệp bằng phẫu thuật thì có thể dùng laser trị liệu để giảm áp khối thoát vị, giảm chèn ép thần kinh… Ở mức độ nặng, khối thoát vị lớn, chèn ép thần kinh tọa gây đau nhiều lan xuống chân, teo cơ, … thì chỉ định phẫu thuật là bắt buộc. Trường hợp của chị nếu chỉ đau khu trú vùng thắt lưng, thiết nghĩ chưa cần phải mổ. Chị hãy đi khám chuyên khoa ngoại thần kinh hoặc chấn thương chỉnh hình về cột sống để đánh giá mức độ bệnh và cách trị nào là thích hợp. Tai biến liệt chân hiếm khi xảy ra trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nếu mổ đúng kỹ thuật.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm


Phương pháp thực dưỡng Ohsawa: Đáng lẽ tôi không thêm câu hỏi này vô nữa vì đã được giải đáp hơn một lần, nhưng vì đây là bệnh rất bình thường gặp của người lớn tuổi và có trả lời của một bác sĩ khác nên “bàn thêm” cũng không phải la không “kích cầu”. Như chị biết đấy, bệnh của chị, cái “cơ” phẫu thuật rất có thể xẩy ra theo Tây y, Bác sĩ bảo tai biến trong vụ này hiếm xảy ra, nhưng là người bệnh, thấy con chim bạn bị tên thì hẳn khi thấy cành cong cũng sợ vì biết đâu cành cây ấy hóa thành cái ná thì sao? Thôi thì “tránh voi chẳng xấu mặt nào: nếu chị có một con đường khác để đi. Đó là tôi muốn nói môn thực dưỡng mà nhiều người ngày nay đang áp dụng. Dẫu thuộc giai đoạn đầu, dẫu thuộc giai đoạn nặng, chỉ định phẫu thuật là điều bắt buộc thì trong thời gian lưỡng lự, chị thử áp dụng triệt để phương thức thực dưỡng cao nhất hay nhịn ăn một đôi bữa xem sao! Hy vọng  chị có một nhận thức mới và hoàn toàn thú vị. Bệnh của chi do đã dùng những món ăn lâu dài như đường sữa, cà phê, nước ngọt, trái cây, đồ hộp… sinh trưởng nở (Âm) tức những chỗ nào mềm dễ bị phình thì phình ra như khối thoái vị chẳng hạn. Nay chị bỏ những thứ “ác ôn” ấy đi và dùng những món có tính cách ngược lại (Dương) hay quân bình như cơm lứt thay vì cơm trắng, cộng thêm các món ăn phụ cho “ngon cơm” như rau củ xào mặn (mà ăn in ít thôi) theo sách vở chỉ dẫn, bệnh hy vọng là lui, khỏi cần phải mổ để rồi lo nọ lo kia, chưa nói cái lo ấy một khi biến thành “hiện thực”! Đối đế việc không thành do chủ quan hay khách quan thì chị chẳng mất mát chi, còn thành thì chị trở thành một bà “bác sĩ đa năng” cho chính chị, khách quan thì chị chẳng mất mát chi, còn thành thì chị trở thành một bà “bác sĩ đa năng” cho chính chị, khách đầu tiên của một bác sĩ “mới ra rằng”! Đó là biết bao bệnh khác còn tiềm ẩn hay “đang ăn theo” cũng đều chịu chung số phận là phải “thi hành án” thôi!

Bài viết liên quan