Tính chất âm dương trong phương pháp thực dưỡng

Tính chất âm dương trong phương pháp thực dưỡng – Âm (chuyển động đi ra) là kết quả của sự giãn nở, trong khi dương là kết quả của sự tập trung tích tụ và co rút. Chúng ta có thể thấy các xu hướng này của vũ trụ trong cơ thể con người cũng như sự co bóp của quả tim, bụng, lồng ngực như trong những tiến trình tự nhiên của sự tiêu hoá.

Tính chất thuộc âm

  • Những vật nào lạnh, mát, nhẹ, rổng, ly tâm, dản nở… thuộc âm.
  • Mặt trăng, Giống cái, âm điện tử, nưóc thuộc âm.
  • Những gì có năng lực âm nhiều hơn dương gọi là âm, về phương diện vật lý thứ gì chứa nhiều nước (còn các điều kiện khác giống nhau) thuộc âm còn trái lại thuộc dương.

Tính chất thuộc dương

  • Những vật nào nóng, ấm, nặng, đặc chắc, hướng tâm, thu rút… thuộc dương.
  • Mặt trời, lửa, dương điện tử, giống đực, thuộc dương.
  • Nói chung thứ gì mà năng-lực dương nhiều hơn âm gọi là dương.

Theo quan-điểm của Ohsawa thì trong mọi thức ăn đều chứa Potassium (K): âm, sodium (Na): dương, tỷ lệ quân bình âm-dương là:
K / Na = 5 / 1 = 5 (Những thức ăn nào tỷ lệ đạt 5 âm 1 dương là quân bình. tức là có hàm lượng của K là 5 và Na là 1)
Có ngưòi thắc mắc rằng căn cứ vào đâu mà có thể nhận định được K là Âm và Na là Dương? thì Giáo sư Oshawa cho cho biết nhờ phương pháp thực nghiệm về canh nông, sinh vật, hóa học, vật lý học… và nhất là nhờ phép phân quang. Na có thể coi như là một đại diện hay một chất biểu thị của nhóm Dương và K đại diện của những nguyên tố Âm. Tác dụng của K / Na rất thực dụng, vì K và Na tìm thấy trong hầu hết tất-cả những hóa-hợp, nhưng đó chỉ là hai chất chỉ-thị hai nhóm nguyên-tố, trong thực-tế thì hai chất đó chỉ là một trong nhiều thành-phần, vì thật ra còn biết bao nhiêu yếu-tố khác..
Về phương-diện hóa-học thì mọi hợp-chất nào gồm nhiều H, C, Li, As, Na, thì Dương hơn những hợp chất chứa các chất khác mà gồm ít những chất nầy, nhưng lại nhiều những chất như K, S, P, O, N…(Theo Z en Dưỡng sinh/Thái khắc Lễ  sưu tập)

Cân bằng âm dương trong thực dưỡng

Cân bằng âm dương trong thực dưỡng


Vì thuộc tính của Âm là ly tâm, dãn nở, Dương thì hướng tâm, thu rút. Nên trong thực-tế chúng ta cũng thấy trong canh-nông người ta bón phân Kali (âm) rau cỏ rất mau lớn, phát triển bụ bẫm. Trong dinh dưỡng thường thấy ở những người ăn với chế độ nhiều đường, sữa (thịnh âm) cơ-thể rất mau béo phì. Trên lâm sàng những người âm thịnh, dương suy mà dùng nhiều thực phẩm và thuốc men thịnh âm sẽ làm cho cơ thể mau tăng trọng mập phệ, nặng nề, bệnh thế gia tăng.
Có ngưòi hỏi vì đâu mà ta có thể nhận định với tỷ lệ 5 K (âm) trên 1 Na (dương) tức là âm nhiêu hơn dương mà cho là quân-bình?
– Về sinh lý người ta kiểm nghiệm trong mỗi tế bào lượng Na ít thua K mới có thể giữ thăng bằng sự hấp thu, vì sức hấp thu của Na mạnh hơn K, nên nói về lượng thì Na ít thua K nhưng về lực thì quân bình.
– Về phương diện vật lý người ta nhận thấy trong một hạt nguyên tử tùy theo loại mà có nhiều điện tử âm quay quanh một điện tử dương.
– Trong cơ thể con người ta cũng thấy rằng da thịt (âm) bao bọc xương (dương) ở một người cân đối trung bình lượng da thịt bao giờ cũng nhiều hơn lượng xương.
– Đứng về thể lực thì sức nhiều người nữ mới bằng một người nam.
– Về phương diện xã-hội thì xã-hội nào có được một người quân tử (dương) giữa năm người tiểu nhân (âm) thì xã hội đó cũng sẽ đạt được thanh bình.
Các dẫn chứng nêu trên kết hợp với kinh nghiệm lâm sàng của Ohsawa thì thấy rằng:
Ông đã dùng các thực phẩm có tỷ lệ K / Na = 5 trong dinh dưỡng đã đạt được sức khỏe và điều trị được bệnh tật.
Do đó cho chúng ta có thể tin-tưỏng vào phưong- pháp phân-loại âm dương nêu trên.
Theo Hoàng đế nội kinh thì sự thiên thắng của âm dương sẽ đưa đến sự chênh lệch mất quân bình trong cơ thể và phát sinh bệnh tật.
Ứng dụng của âm dương rất là đa dạng và phong phú, đứng về phương diện dinh dưỡng xác thân nếu duy trì được sự quân bình âm dương trong ăn uống sinh hoạt thì sẽ tránh được bệnh tật.
Trong vạn vật không có thứ nào thuần âm, hay cô dương mà hoá sinh và tồn tại, chỉ có loại thịnh âm hay thịnh dương mà thôi. Người xưa còn căn cứ quy luật chuyển hoá của âm dương để chế biến thực phẩm, thuốc men, cho một thứ thịnh âm trở thành dương, một thứ thịnh dương trở thành âm. Do đó trong việc sử dụng thức ăn hàng ngày cần phải nắm vững phương thức chế biến, để thức ăn được hiền hòa, tránh sự thiên lệch. (Phương thức chế biến để chuyển hóa âm dương trong thực-phẩm xem chi-tiết ở phần phụ bản 1)
Theo Hoàng Đế Nội kinh thì:
“Ăn nhiều thức ăn âm thì hại chân dương, ăn nhiều thức ăn dương thì khô kiệt chân âm.
“Thức ăn dương (nóng ấm) thích hợp với những tạng âm hàn.
“Thức ăn âm (mát lạnh) hợp với những người tạng dương nhiệt.”
Căn cứ trên nguyên tắc nầy mà người xưa đã sớm bíết một số nguyên tắc chung để chọn lựa thức ăn thích hợp với mỗi người để duy trì sức khoẻ và điều chỉnh tật bệnh. (Xem phụ bản ở cuối sách để biết thêm chi tiết)
– Theo Thần nông Bổn thảo thì các loại ngũ cốc như gạo, ý dĩ (bo bo trắng), kê, bắp… các loại hạt như đậu, mè, hướng dương… và các loại rau quả như bí bầu, ca rốt, cải do trồng trỉa, hoặc các rau cỏ mọc hoang dã ăn được, những thứ này thường có mùi vị đạm bạc, là thức ăn đem lại sự quân bình âm dương cho cơ thể có thể dùng thường xuyên đã không tổn hại sức khỏe mà lại ích khí dưỡng tạng. Nó còn là loại thượng đẳng dược để điều trị khi mắc bệnh, thậm chí đến các bệnh nan y.

Bài viết liên quan