Ăn cơm gạo lứt làm giảm mỡ máu

Ăn cơm gạo lứt làm giảm mỡ máu – Lượng mỡ trong máu tăng cao liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống của chính bạn. Cách điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là điều chỉnh ngay trong bữa ăn hàng ngày của gia đình thay vì ăn cơm gạo trắng thì chuyển thành cơm gạo lứt. Bài này xin đưa ra một số gợi ý về những thực đơn giúp giảm và ngăn ngừa lượng mỡ nhiễm trong máu.

Những người bị mỡ trong máu cao cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc. Nên ăn những loại thực phẩm như gạo lứt có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn… Đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Chỉ có như vậy thì mới làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.
– Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
– Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương.
– Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.

Để khắc phục tình trạng cholesterol máu cao, chế độ ăn là ưu tiên số một.

Gạo lứt là loại gạo khi xay xát không bị mất màng hay còn gọi là gạo nguyên cám.

Trong gạo lứt có nhiều gamma orizanol (GO) và các vi chất tự nhiên quý giá, vitamin, đặc biệt là vitamin E, các axít béo thiết yếu, chất chống ôxy hoá vốn gây lão hoá cơ thể. Gạo lứt giàu chất xơ giúp mật tiết vào lòng ruột đào thải cholesterol nội sinh.

Y học cổ truyền cũng hay sử dụng gạo lứt để chữa một số bệnh như ăn kém, đầy hơi, giúp trẻ hơn, da dẻ đẹp, được đưa vào thực phẩm chức năng để chống lão hoá, giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, dù khi đó người ta còn chưa biết đến tác dụng làm giảm mỡ máu GO được các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ khẳng định là có thể giúp giảm cholesterol dư thừa trong máu. Tuy nhiên, cơm nên ăn nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng sử dụng hằng ngày.

Với người lao động chân tay nhiều có thể ăn tới 0,5kg gạo/ngày. Tuy nhiên, người làm công việc hành chính văn phòng, trong máy lạnh chỉ nên ăn khoảng 0,3kg/ngày, tương đương khoảng 10 – 12kg gạo/tháng. Nếu có ăn thêm mì ăn liền, bánh mì hoặc ngũ cốc khác thì chỉ nên ăn từ 2,5 – 2,8 lạng gạo/ngày.

Hiện trên thị trường đã có loại dầu ăn được chiết xuất từ màng gạo. Dầu cám gạo được nghiên cứu và sử dụng từ lâu ở Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc… Những năm 1960 – 1980, ở Nhật đã sử dụng GO có trong màng gạo như thuốc chữa một số trường hợp bệnh tăng cholesterol máu và phòng xơ vữa động mạch.

GO có thể ngăn chặn hấp thu cholesterol từ ruột vào máu, từ gan tiết ra và đào thải khỏi cơ thể, bảo vệ tế bào. Theo TS Phạm Mạnh Hùng – Viện Tim mạch quốc gia: Chuyên gia tim mạch khuyên người có cholesterol cao nên sử dụng ăn dầu màng gạo. Nếu chế biến ở nhiệt độ trên 2600C trong thời gian từ 5 – 10 phút thì dầu có thể giảm tác dụng. Do đó, ở các điều kiện chế biến thực phẩm hằng ngày như chiên, xào hoặc trộn xalát, dầu vẫn bảo toàn được tác dụng khá tốt.

Bài viết liên quan