Các loại gia vị dùng trong thực dưỡng

Các loại gia vị dùng trong thực dưỡng – Thực dưỡng khuyên mọi người ăn những thức ăn thuần thiên nhiên, sử dụng những gia vị không hóa chất, tốt cho sức khỏe. Sau đây, thực dưỡng Bà Loan xin giới thiệu những gia vị không thể thiếu trong nhà bếp của thực dưỡng. 

  1. Dầu mè

Theo dinh dưỡng hiện đại, dầu olive được khuyến khích dùng và được cho là loại dầu tốt nhất cho sức khỏe. Người Pháp và Ý dùng nhiều dầu olive trong khi nấu ăn và tỉ lệ mắc bệnh tim thấp. Tuy nhiên, nó không phải là thứ tốt nhất cho mọi người. Xét theo góc độ Âm Dương, dầu olive được làm từ quả mềm nên mang tính Âm, nó làm cho người ta béo hơn. Người Pháp, Ý ăn nhiều thịt nên họ cần sự cân bằng của dầu olive.

Gia vị thực dưỡng dầu mè

Gia vị thực dưỡng dầu mè

Thực dưỡng Ohsawa khuyến khích mọi người nên dùng dầu mè, loại ép lạnh và chưa qua tinh chế. Dầu mè có nguồn gốc từ loại hạt rất nhỏ, chắc nên ít Âm nhất so với tất cả các loại dầu được bày bán trên thị trường. Nó có chế độ dinh dưỡng cân bằng, không bị phá hủy bởi nhiệt độ cao khi nấu. Người Nhật Bản, thường dùng nhiều dầu mè trong các món ăn.

Dầu mè còn được biết tới công dụng tuyệt vời cho răng miệng, họng, và xoang. Nhai dầu mè vào buổi sáng có thể hút được nhiều độc tố trong người, răng miệng sạch và đặc biệt tốt cho người viêm xoang.

Mặc dù, dầu mè tốt tuy nhiên cũng không nên lạm dụng nhiều. Chỉ nên sử dụng ít, 1-2 mcf cho 4 người ăn. Với những bữa cơm nhiều món, chỉ nên nêm dầu một vài món.

2. Muối hầm 

Muối hầm là loại muối biển đã được nung kỹ trong nồi đất. Loại muối này chứa 99.9% NaCl, được khuyên dùng thay thế cho loại muối thị trường (muối Iot, muối tinh khiết). Muối hầm có khả năng thanh lọc cơ thể rất tốt.

3. Tương tamari

Nước tương tamari trên thị trường có 3 loại

  • Loại thương mại, hay bày bán tại các siêu thị, giá rẻ nhưng thường được sản xuất công nghiệp, chứa hóa chất bảo quản, bột ngọt,…
  • Loại tự nhiên organic, làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên không hóa chất bảo quản ăn khá thơm ngon, tuy nhiên thời gian ủ chưa được lâu
  • Loại tamari nguyên dương, chuyên dùng trong thực dưỡng và chữa bệnh làm bằng cách lên men dài ngày theo phương pháp truyền thống, dùng toàn bộ là nguyên liệu tự nhiên, muối biển.

Thực dưỡng khuyên dùng tamari organic và tamari nguyên dương. Có thể dùng shoyu hàng ngày, đây là loại tương nhẹ thích hợp làm nước chấm.

4. Miso

Các loại miso

Các loại miso

Miso là loại tương đặc sệt từ đậu nành, nó là một sản phẩm thu được cùng với tương tamari. Miso đa dạng về chủng loại cũng như là xuất xứ. Miso Hàn thường có mẫu mã đẹp nhất, cái hộp xinh xắn, vị hơi chua. Miso Nhật thường đóng túi, có màu vàng nhạt hoặc đậm, vị nhẹ. Miso Việt Nam thương được ủ lâu năm, có màu đen đậm. Chỉ nên dùng loại miso có chất lượng bán trong cửa hàng thực dưỡng.

Việc lựa chọn loại miso nào thì phải phụ thuộc vào cơ thể. Nếu nấu ăn dưỡng sinh, ở vùng nhiệt đới thì nên chọn loại miso ủ dưới 2 năm. Loại lâu năm nên để giành cho người bệnh.

5. Dấm, Mơ muối / Ô mai muối

Dấm nói chung mang tính Âm. Dấm từ hạt ngũ cốc ít Âm hơn dấm từ hoa quả. Dùng dấm gạo lứt hoặc dấm bobo, dấm mơ muối đều được. Không nên dùng dấm nhân tạo. Dấm táo không nên dùng vì rất Âm.

Mơ muối là một món ăn cân bằng cơ thể rất tốt được kết hợp từ mơ cực Âm & muối cực Dương. Mơ muối có giá trị y khoa cao, tốt cho việc bài tiết và tiêu hóa như sổ mũi, tiêu chảy, nôn, tiểu tiện, toát mồ hôi, đầy hơi, chán ăn. Mơ muối dùng để uống với trà bancha, làm súp, nước sốt hoặc ngậm.

Mơ muối dùng ngậm, hòa với nước, trà và thức uống khác, súp hoặc nước sốt…

6. Bột sắn dây

Bột sắn dây làm từ củ sắn dây, rất giàu khoáng chất dùng thay thế bột bắp, làm nước đặc. Ăn bột sắn dây với mơi muối hoặc tương tamari trị bệnh rất tốt. Thực dưỡng khuyên dùng bột sắn dây ta, nguyên chất, lọc kỹ chất xơ.

7. Gia vị khác

Nên dùng điều độ các loại gia vị như  tiêu, hồi, đinh hương, quế, cà r; không dùng hoặc hạn chế ớt cay. Các loại gia vị này mang tính cay nóng, nó làm những người ở vùng nhiệt đới mát hơn vì nó làm toát mồ hôi. Nhưng tính Âm của nó thì không tốt cho sức khỏe.

Mọi người thường có xu hướng sử dụng gia vị nhiều hơn vì sử dụng nhiều thịt, cần gia vị để át mùi; vị giác trên lưỡi dần bị “nhờn” gia vị nên cần nhiều hơn để tránh “nhạt nhẽo”. Những người ăn thực dưỡng thường nhu cầu về gia vị ít hơn.

Trên đây là những chia sẻ về tính năng và cách dùng các loại gia vị trong nhà bếp. Thực dưỡng bà Loan chúc mọi người có thể nấu những món ăn thực dưỡng ngon, bổ, rẻ cho gia đình.

                           Theo MACROBIOTIC DIETARY GUIDELINES FOR THE TROPICS, Richard Seth

 

 

Bài viết liên quan