Hỗ trợ phòng bệnh trầm cảm bằng gạo lứt muối mè

Hỗ trợ phòng bệnh trầm cảm bằng gạo lứt muối mè – Hình thức của một người có thể gợi ý về trường hợp trầm cảm: không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu…

Hỗ trợ phòng bệnh trầm cảm bằng gạo lứt muối mè:

Trị bệnh trầm cảm tuyệt đối phải ăn gạo lứt muối mè, uống trà ba năm, trung bình hai tiếng dồng hồ trong ngày nhai một muỗng cà phê muối mè nhai 5 phút cho hết mặn mới được nuốt và tối trước khi đi ngủ phải nhai 4 muỗng nữa. (xem từ phút thứ 26 đến phút thứ 30)

– Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do.

Rối loạn chức năng sinh dục: giảm hoặc mất ham muốn tình dục ở cả hai phái, có thể yếu hoặc mất chức năng cương cứng ở nam giới, lãnh cảm ở phụ nữ.

Các biểu hiện có thể khác của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.

Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm cân nặng bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực điều này khiến bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa.

Đối với những người bệnh nặng hơn còn gặp khó khăn hay không thể thực hiện những việc bình thường như đi ra ngoài, đi chợ hay đi học, gặp gỡ bạn bè, thăm người thân, tiếp xúc với người khác, đặt biệt là với người khác giới.

Các biểu hiện này có thể gặp ở người khỏe mạnh, bình thường khi gặp chuyện sốc hay buồn bực, vì vậy rất khó có thể phân biệt được đâu là tâm trạng nhất thời và khi nào thì đã mắc phải bệnh.

Để chẩn đoán trầm cảm, người ta thường dựa vào bảng tiêu chuẩn DSM IV hay chuẩn ICD-10 phần F32 của WHO.

Chị Võ Thị Kim Thanh – Bến Tre chia sẻ ăn gạo lứt muối mè hỗ trợ phòng chống trầm cảm

 

Nguy cơ tự sát ở người bị trầm cảm

Trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% những trường hợp tự sát.Theo các thống kê thì tuy nam giới ít bị trầm cảm hơn, nhưng khi rơi vào trầm cảm, xu hướng tự sát lại cao hơn.

Những bệnh nhân trầm cảm tự sát đa số ở hai nhóm chính:

  • Nam giới, trên 50 tuổi, sống ở nông thôn.
  • Nữ giới, trẻ tuổi, sống ở thành thị.

Ý đồ tự sát nhiều hơn gấp 10-12 lần so với hành vi tự sát. Nguy cơ cao ở những bệnh nhân mà bản thân hoặc người cùng huyết thống từng tự sát, trầm cảm, nghiện rượu, cũng như ở những người sống cô lập với xã hội.

Tự sát có thể đột ngột hay được chuẩn bị trước, âm thầm hoặc báo trước.

Các nguyên nhân gây trầm cảm có thể xếp vào 3 nhóm chính:

  1. Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội… nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.
  2. Trầm cảm do stress: Chẳng hạn như khi mất việc làm, mâu thuẫn trong gia đình, con cái hư hỏng, bị trù dập ở nơi làm việc, làm ăn thua lỗ, bị phá sản hoặc có người thân chết đột ngột…
  3. Trầm cảm do các bệnh thực tổn:

A.Các rối loạn nội tiết:

  • Giảm năng tuyến giáp (hypothyroidism)
  • Bệnh đái đường
  • Hội chứng Cushing

B.Các rối loạn thần kinh:

  • Các tai biến mạch máu não
  • Khối máu tụ dưới màng cứng (subdural hematoma)
  • Bệnh xơ cứng rải rác (multiple sclerosis)
  • U não
  • Bệnh parkinson
  • Bệnh co giật
  • Sa sút trí tuệ (dementia)

Bệnh trầm cảm được xếp loại thành nguyên phát nếu như các triệu chứng xuất hiện trước và không liên hệ với bất cứ một bệnh nội khoa hoặc tâm thần có ý nghĩa nào khác. Được coi là thứ phát khi bệnh trầm cảm xảy ra sau và có liên hệ với một bệnh nội khoa hoặc tâm thần khác[10].

Bài viết liên quan