Cối xay lúa nét nông thôn bắc bộ

Cối xay lúa nét nông thôn bắc giữa lòng Hà Nội

Chủ nhân của Bảo tàng là bác Trần Phú Sơn, một cán bộ ngành xuất bản đã về hưu. Bảo tàng được bác Sơn thành lập năm 2004 và hiện là một trong ba bảo tàng tư nhân được cấp phép ở Việt Nam.Khách đến với bảo tàng của bác Sơn không cần phải mua vé mà chỉ cần có lòng nhiệt thành với những giá trị văn hóa vật thể cũng như phi vật thể mà người làm nông xưa kia đã để lại.Bác Sơn vừa là Giám đốc Bảo tàng, đồng thời đảm nhận trọng trách của một hướng dẫn viên tận tụy. Qua lời kể hào hứng, lời giải thích tỉ mỉ và cặn kẽ của bác, cả một kho tàng kiến thức độc đáo về đời sống sản xuất và sinh hoạt của người nông dân Việt Nam đầu thế kỹ XX được khai mở trong tâm trí mỗi người.

Ngoài việc sưu tầm nông cụ, bác Trần Phú Sơn còn là một nhà sưu tầm truyện Kiều có tiếng với trên 130 bản truyện Kiều, trong đó có những bản rất quý hiếm. Bác đã hiến tặng bộ sưu tập này cho Viện bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, quê hương của đại thi hào Nguyễn Du, tác giả truyện Kiều.

Sau Bảo tàng Nông cụ và đồ dùng sinh hoạt Bắc Bộ, bác Trần Phú Sơn đang ấp ủ dự định thành lập thêm một bảo tàng ở TPHCM với chủ để gốm Việt Nam trên mọi miền đất nước.

Với diện tích khoảng 100m2, Bảo tàng nông cụ và đồ dùng sinh hoạt Bắc Bộ trưng bày trên 200 hiện vật, được chia thành 2 khu vực chính: một khu trưng bày dụng cụ sản xuất nông nghiệp, một khu dành cho các đồ dùng sinh hoạt của nguời nông dân.

Chiếc cối giã gạo nhún chân là hiện vật đầu tiên được bác Sơn sưu tầm được. Đây vốn là một vật dụng bị bỏ đi tại một làng quê Bắc Ninh, đã được bác đưa về tư gia năm 1985.

Những chiếc cày theo từng giai đoạn lịch sử: Hai chiếc ngoài cùng là cày chìa vôi, loại cày được nông dân Việt Nam sử dụng từ thời trước Cách mạng, trong đó một chiếc có diệp cày và một chiếc không; chiếc thứ 3 là cày cải tiến năm 1951 với bản rộng hơn; chiếc trong cùng là cày cải tiến 1958.

Chiếc cối xay lúa này được làm từ tre và đất nện – là dụng cụ người nông dân dùng để tách vỏ trấu ra khỏi hạt gạo

Hai chiếc đấu đong thóc bằng gỗ là mẫu vật rất hiếm mà mất nhiều công sức bác Sơn mới sưu tầm được. Những chiếc đấu gỗ như thế này hầu như không còn xuất hiện ở những làng quê Việt Nam. Từ lâu nay bà con nông dân đã chuyển sang dùng đấu làm bằng sắt, giống chiếc đấu ở bên trái tấm ảnh.

Còn đây là những vật dụng vẫn thường gặp ở làng quê Việt Nam ngày nay như thúng, mẹt, sọt, bồ gạo, nong, nia, giần, sàng…

Các dụng cụ dùng để đánh bắt cá ở đồng ruộng: nơm, giỏ tre, đăng, đó….

Một số loại nông cụ có cán dài, xếp theo thứ tự là mai, vồ, cuốc, trang và cào.

Đây là chiếc gàu vảy, được đan bằng tre, dùng để tát nước ở ruộng. Phía sau nó là chiếc gàu sòng cũng dùng để tát nước, nhưng cấu tạo phức tạp hơn với cán cầm.

Chiếc áo tơi làm bằng lá cọ có thể giúp người nông dân chống chọi với ba kiểu thời tiết khắc nghiệt: nắng nỏ, mưa gió và giá rét.

Khu trưng bày vật dụng sinh hoạt được bố trí như ngôi nhà của một gia đình thuộc tầng lớp trung nông Việt Nam đầu thể kỷ XX với nhiều hiện vật đặc sắc. Trong đó, có hai vật dụng quen thuộc là quạt mo cau và võng dây gai.

Nhà bếp thời xưa gồm: bếp củi được làm từ ba cục đất sét nung tạo thành một chiếc kiềng ba chân gọi là “ba ông vua bếp”; chạn tre đựng các loại nồi đất, bát đĩa gốm…; vại dưa cà; cối và chày giã cua; cối xay; các loại nồi lớn bằng đồng hoặc đất…

Đây là một chiếc gối làm bằng gỗ. Công dụng chính của nó là để gối đầu khi ngủ, nhưng cũng có thể gấp lại và sử dụng như một kệ đọc sách.

Buổi tối là khoảng thời gian nghỉ ngơi của nhà nông. Cách thư giãn lý tưởng của họ là thưởng trà hoặc điếu đóm trên một bộ tràng kỷ làm bằng tre, trong ánh sáng của ngọn đèn Hoa Kỳ leo lét.

Sưu tầm

Bài viết liên quan