Hạnh nhân có tác dụng gì?

Tóm tắt bài viết

Hạnh nhân có tác dụng gì?

Giảm cân

Trong nhiều năm hạnh nhân được coi là “vỗ béo”. Tuy nhiên theo các nghiên cứu cho thấy những người ăn các loại hạt có chỉ số khối cơ thể thấp hơn. Mặc dù hạnh nhân chứa chất béo và calo rất cao, ăn uống điều độ thực sự có thể giúp giảm cân.
Một nghiên cứu so sánh hai nhóm ăn kiêng có cùng lượng calo, nhóm ăn 500 calo từ hạnh nhân sụt cân nhiều hơn. Hãy thay thế một số lượng calo trong chế độ ăn uống với hạnh nhân sẽ không làm tăng cân.

Sức khỏe tim mạch

Hạnh nhân có chứa phytochemicals bao gồm beta-sisterol stigmasterol và campesterol giúp trái tim khỏe mạnh. Một nắm hạnh nhân mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bệnh tim: hạ thấp LDL, cholesterol trong máu 10%.
Hạnh nhân chứa chất béo không bão hòa đơn, một chất béo quan trọng được tìm thấy trong chế độ ăn của cư dân Địa Trung Hải. Gần như tất cả các nghiên cứu cho thấy những người ở khu vực này ít có nguy cơ của bệnh tim và ung thư, họ cũng sống lâu hơn.

Hạnh nhân

Hạnh nhân

Chứa nhiều protein

Hạnh nhân có hàm lượng protein cao, khoảng 18%, và hầu như không có carbohydrate, chúng lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường hoặc bất cứ ai có vấn đề lượng đường trong máu.

Chống viêm và chống co thắt

Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, hạnh nhân được sử dụng như là thuốc bổ giúp chống viêm, chống co thắt. Chúng cũng được biết đến như là thức ăn bổ não và xương do chứa hàm lượng canxi cao

Bệnh tiểu đường & hạnh nhân (Almond)

Khi tìm hiểu nhiều về thuốc thì chúng ta thấy hầu như không có thuốc nào có thể bảo đảm hiệu nghiệm trên 100 % bệnh nhân. Thí dụ như thuốc giảm cholesterol, thông thường thì rất hiệu nghiệm, nhưng rồi cũng có người uống mà không thuyên giảm. Thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cũng vậy. Lý do có thể là có những nguyên nhân hiếm khác gây nên căn bệnh hay bệnh nhân có cấu tạo sinh lý hơi khác thường. Nói về nguyên nhân của bệnh tiểu đường thì có 2 loại chính.
1. Tiểu đường loại 1 : thiếu insulin.
Insulin là một kích tố do một số tế bào của tuỵ tạng tiết ra, giúp cho đường từ trong huyết thanh được thấm vào tế bào. Một số người có hệ thống miễn nhiễm không bình thường, thay vì kháng thể chỉ dùng để đánh giặc như chống siêu vi khuẩn, đám quân kháng thể này lại đi “đục gà nhà”, tấn công vào các tế bào của tuyến tuỵ này, khiến nó suy yếu, không cung cấp đủ lượng insulin. (Hiện tượng này cũng giống như trong thực tế, người chống Cộng không lo chống Cộng mà đi chống phe ta). Bệnh do kháng thể của ta tấn công vào mô, tập hợp của tế bào) của chính chúng ta được xếp chung thành một nhóm, gọi là auto-immune diseases, Hoàng dịch ra là bệnh Tự Kháng (tự điển y khoa của ykhoa.net dịch là bệnh “tự miễn nhiễm”, và Hoàng không đồng ý với cách dịch này).
2. Tiểu đường loại 2 : Insulin Resistance
Bệnh nhân bị tiểu đường loại 2 không phải vì bị thiếu insulin mà là vì đường không hấp thụ vào tế bào một cách bình thường.
Có nhiều lý do đưa đến tình trạng này. Bệnh nhân thường ở tuởi trung niên hoặc cao niên và thường hơi “có da có thịt”. Đa số không cần chích Insulin vì không bị thiếu nhưng nếu thuốc uống không khống chế được căn bệnh thì cũng đi đến việc chích Insulin.
Bên cạnh hai loại chính này người ta còn thấy có khoảng 2 % bệnh nhân được liệt vào loại MODY (Mature Onset Diabetes of the Young). Bệnh nhân cũng bị thiếu Insulin như loại 1 nhưng không phải vì bị hiện tượng tự kháng mà là vì có gene bất thường.
Hiểu biết của con người ngày càng tiến, cho nên kiến thức về nguyên nhân của bệnh tiểu đường chưa chắc dừng lại ở đây.. Chi tiết thì rất nhiều, song trọng tâm của câu hỏi là tác dụng của Hạnh Nhân lên lượng máu mở, nên chúng ta chỉ lược sơ về bệnh tiểu đường như trên, và bắt đầu nói sơ về chất béo.

Bài viết liên quan