Phương pháp Ohsawa đối với người bệnh tâm thần

Phương pháp Ohsawa đối với người bệnh tâm thần – Vừa qua trên báo chí người ta đề cập nhiều đến đời sống của những người bị bệnh tâm thần trong các bệnh viện. Thật quá tội nghiệp mà không biết đến bao giờ họ mới hỗ trợ phòng chống. Phương pháp Ohsawa có chắc chắn giúp cho họ trở về cuộc sống đời thường mà không bao giờ bị tái phát nữa không?

Theo Ohsawa thì không có bệnh nào gọi là “nan y” trên thế gian và thực tế thì phương pháp này cũng đã từng hỗ trợ điều trị những bệnh ngặt nghèo một cách kỳ diệu và việc “phước chủ may thày” có chăng là nằm ở những ca vô cùng muộn màng và người bệnh không lãnh hội lý thuyết trị liệu.

Thế thì những bệnh thuốc tinh thần đâu có gì khó chữa. Tiên sinh cho rằng, một cách tổng quát, những người mắc bệnh tinh thần tường có một thể chất tốt hơn những kẻ mắc bệnh khác, thành thử rất dễ chữa trị, nhiều khi chỉ cần hai tuần lễ là họ trở lại bình thường (Xem Triết lý Y học Viễn – Đông, G.O.)

Nếu chăng có khó chăng thì theo chúng tôi nghĩ là những bệnh nhân tâm thần mất thế chủ động và như vậy là thân nhân của họ phải thay họ trong một khoảng thời gian nào đó để khi nào phục hồi được chức năng hiểu biết cơ bản, họ sẽ có khả năng tự lo liệu cho mình.
Vậy tại sao ở các bệnh viện tâm thần, người ta không áp dụng phương pháp Ohsawa để giúp đỡ bệnh nhân nhỉ vì nếu để những gì đang diễn ra như hiện nay cứ tiếp tục thì tình trạng sáng sủa hơn trong tương lai làm sao mà có được. Đây là một điều khiến chúng ta phải suy nghĩ và hãy thử tìm cho ra một giải pháp khả dĩ chăng.

Điểm thứ nhất mà chúng tôi thấy là ở nơi những trung tâm đó, người lãnh đạo không biết gì về phương pháp thực dưỡng kỳ diệu này hoặc có biết chăng thì cái biết ấy cũng không đến nơi, đến chốn. Ví dụ như họ cho rằng phương pháp “gạo lứt muối mè” và thế là phương pháp coi bộ quá kham khổ này làm sao mà áp dụng cho cả một cộng đồng bệnh hoạn và cho cả chính họ. Chính chúng tôi đã từng chỉ trích những người truyền bá đầu tiên ở Việt Nam vì quá sốt sắng đối với một pháp môn phục hồi sức khỏe vốn có tự ngàn xưa (Macrobiotics) mà cực đoan dùng những từ không thích đáng dễ gây hiểu lầm để dịch thuật.

Điểm thứ hai là họ còn ngại ngùng. Hiện nay, giới bác sỹ rất nhiều người hiểu biết và có thực hành phương pháp Ohsawa và chắc họ biết phương pháp này không phải là một thực đơn kham khổ. Và đã thực hành thì tất cả là họ biết phương pháp này tốt đẹp như thế nào trên bình diện thực tiễn hằng ngày. Họ ngại ngùng gì mà không đề xuất ra một hướng giải quyết mới trình lên lãnh đạo y tế với nhiều chứng cứ đáng tin cậy trong nước và trên thế giới. Ngày nay, trên thế giới thiếu gì bác sỹ Tây y hâm mộ phương pháp này. Chúng ta đã biết môn châm cứu rồi môn y học cổ truyền đang cùng với Tây y nắm tay nhau chung bước thì làm sao bác sỹ ấy không kết hợp phương pháp thực dưỡng để phụng sự sức khỏe con người?

Vấn đề áp dụng như thế nào để không dẫm bước lên nhau gây trở ngại cho việc chữa trị thì chúng tôi sẽ trình bày tiếp sau đây.

Nếu quá được hai điểm trên thì vấn đề tiếp là thực hành. Việc này không có gì gọi là khó khăn quá đáng cả:

1/ Cơm nấu hằng này chúng ta không dùng gạo trắng nữa mà dùng gạo lứt trắng hay đỏ (gạo lứt đỏ tốt hơn). Các ông bác sỹ (từng ăn cơm gạo lứt và đang phục vụ tại trung tâm này) tất biết làm sao nấu một nồi cơm gạo lứt cho ngon. Bệnh viện đông người, nếu dùng những nồi áp suất cỡ lớn mà nấu thì cơm, thỉnh thoảng gia thêm đậu đỏ, sẽ mềm và ngon hơn.

2/ Sau phần cơm thì đến phần đồ ăn. Chúng ta nấu đồ ăn với gia vị thiên nhiên như tương (món này ho nên tìm đến những trung tâm bán thực phẩm Ohsawa để xin tư vấn), muối mè. Chúng ta hãy lập một đội ngũ những người nấu ăn có “đạo tâm” một chút để làm việc nấu nướng cho đúng phương pháp. Không phải chỉ có những món lê ghim nấu, hấp, xào mà thỉnh thoảng nên cho bệnh nhân ăn thêm chút cá nhỏ. Thịt thà nên cữ.

3/ Buổi sáng, bệnh nhân có thể ăn cháo gạo lứt (đã nấu sẵn tối) hay bột ngũ cốc và buổi tối họ có thể ăn cơm đã nấu như hồi trưa hay một món súp hoặc hủ tiếu lứt rất là thú vị.

4/ Khi chủ trương áp dụng phương pháp thực dưỡng này vào bệnh viện thì người lãnh đạo phải rành phương pháp để áp dụng cho đúng đắn và việc áp dụng này không cần thiết là phải bỏ những thuốc men cần thiết của Tây y. Vậy áp dụng thuốc Tây khi nào? Đó là áp dụng khi gặp cấp bách mà bệnh nhân nhất thời lên cơn. Khi dùng thuốc thì vấn đề uống nước là thuộc phạm vi của Tây y, nhưng khi đã qua giai đoạn cần thiết này mà chuyển hẳn qua giai đoạn thực dưỡng đúng phép thì uống là vấn đề cần giới hạn để bệnh mau thuyên giảm vì nếu dẫu cho có ăn đúng mà uống không đúng tức là uống những thứ cấm kỵ như nước ngọt…hay uống nước nhiều thì bệnh cũng khó có kết quả khả quan.

5/ Đầu tiên bệnh viện hãy thử nghiệm trên một quy mô nhỏ để học hỏi và họ nên nhờ những người có kinh ngiệm trong vấn đề thực dưỡng kiểm tra giùm việc ăn uống và cách chế biến có đúng bài bản hay không.

6. Khi bệnh nhân có chiều hướng thuyên giảm thì bệnh viện nên chuyển việc chữa trị hoàn toàn thiên về thực dưỡng và giảng giải cho họ về việc ăn uống như thế nào sau khi hỗ trợ phòng chống trỏe về cuộc sống đời thường để không còn bệnh nữa. Có như thế là ta đã thế hiện tốt tinh thần của thầy thuốc phương Đông chữa trị tận gốc rễ bệnh hoạn của con người chớ không phải đau đâu, chữa đấy và bệnh nhân thì không biết làm sao mà thoát khỏi cái án chung thân vì bệnh tật của mình.

7/ Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói là khi chúng ta thay đổi hoàn toàn một lề lối ăn uống cố hữu thì chúng ta đã làm một cuộc cách mạng rồi và đã cách mạng làm sao tránh khỏi những khó khăn, nhất là về mặt nhân sự nên nhờ nơi các trung tâm thực dưỡng giúp đỡ.

Tóm lại, khó khăn gì thì khó khăn nhưng kết quả là hoàn toàn khả quan, rất đáng bõ công đấy. Nếu như nại rằng tốn kém thì cứ để tình trạng cũ ngày tháng trôi qua mỏi mòn, tổng kết thời gian con bệnh ăn dầm nằm dề tại bệnh viện không gây nên đại tốn kém và tấm lòng thầy thuốc không thấy bất nhẫn hay sao?

Bài viết liên quan