Sự khác nhau giữa 2 trường phái ẩm thực Yoga và Thực dưỡng

Sự khác nhau cơ bản giữa 2 trường phái ẩm thực Yoga và Thực dưỡng – Trên thế giới hiện nay có hai trường phái ăn chay chính thống là ẩm thực yoga và Thực dưỡng vốn có lịch sử lâu đời, dựa trên nguyên lý khoa học, mang lại hiệu quả lớn đến đời sống và tinh thần của con người.

Đặc trưng món ăn yoga là được thực hiện bởi các nguyên liệu sữa, bơ, pho-mát (trừ pho-mát mốc), ngũ cốc nguyên cám, rau củ quả tươi. Sữa bổ sung lượng đạm cho cơ thể để thay thế thịt, xương động vật. Rau củ quả và trái cây để bổ sung vitamin, chất xơ.

7 nguyên tắc cơ bản của thực dưỡng

7 nguyên tắc cơ bản của thực dưỡng

Trường phái ẩm thực Thực dưỡng (Oshawa) có ba nguyên liệu thực phẩm cơ bản tạo ra chất đạm và năng lượng là gạo lứt, muối vừng và miso, kết hợp cùng ngũ cốc, rau củ, và uống các loại trà như trà thảo mộc, trà ban cha… để tạo ra tính quân bình âm dương trong thức ăn khi đưa vào cơ thể.

Thực dưỡng lấy quân bình âm dương làm gốc rễ của mọi vấn đề, đi theo nó là một hệ thống triết lý âm dương đầy tính khoa học, minh triết.

Những điều nên biết khi ăn theo phương pháp thực dưỡng

Ăn uống theo PP trường sinh OHSAWA rất giản dị, chúng ta chỉ cần hạt gạo lức, muối mè, một chút rau cải không dùng phân hoá học và thuốc trừ sâu và nước tương thiên nhiên (gạo lứt chiếm 60% trở lên). Khi ta ăn phải nhai kỹ, ăn ít và uống ít nước ( nếu làm việc tay chân nhiều thì ta mới ăn nhiều ).

Ngài OHSAWA khuyên ta hoàn toàn không nên dùng hoá chất, ngay cả hoá chất được nhà nước cho phép đặc biệt nên tránh xa đường tinh tuyện, đường cát trắng vì chúng cực âm khiến con người trở nên mệt mỏi, chán nản và bệnh tật.

Gạo lứt không đủ sức hoá giải những hoá chất trong bánh kẹo, thực phẩm chế biến. Chúng ta không nên dùng nước uống quá lạnh, nước đá, vì những thức uống này làm trì trệ sự tiêu hoá. Về phương diện tâm lý, thức ăn và cách ăn tác dụng mạnh tới nhận thức, suy nghĩ của não bộ con người. Nếu ăn đúng thì nhận thức đúng và hành động đúng.

Ngài OHSAWA nói thức ăn vào cơ thể tạo thành máu và tạo nghiệp. Ăn uống sai thì bệnh tật đến và vọng niệm phát sinh, 6 căn dính mắc 6 trần, con người trầm luân đau khổ. Ăn uống đúng thì cơ thể khoẻ mạnh và tâm không khởi vọng niệm, tâm lặng yên thanh tịnh. Tâm yên tịnh thì đó là Niết Bàn, giải thoát. Chỉ cần ăn đúng quân bình âm dương là trị dứt hẳn mọi bệnh hoạn thân xác (kể cả bệnh nan y) và tiêu trừ các vọng tưởng đảo điên tức là trị hỗ trợ phòng chống tinh thần. Một mũi tên Vô Song Nguyên Lý bắn trúng được hai con chim dữ.

Thực hành PP OHSAWA thì tâm và thân được an lạc. Thật là một phương pháp xưa nay chưa từng có! Phương pháp thực dưỡng OHSAWA tức là phương pháp ĂN GẠO LỨT MUỐI MÈ có mặt tại Việt Nam từ năm 1963 do chi hội Thông Thiên học ở Huế thành lập và Nhóm Gạo Lứt Việt Nam đầu tiên được hình thành. Lúc bấy giờ , ngày 03/04/1963 , có ông Takahashi – Tsuneo người Nhật – một vị kĩ sư canh nông, đến Việt Nam trực tiếp truyền phương pháp này cho gia đình ông Ngô Thành Nhân. Sau đó ông bà Ohsawa đã đến thăm Nhóm Gạo Lứt Việt Nam vào năm 1965 và tiếp tục truyền bá cho đến bây giờ. Thoạt đầu ở Huế, những người có bệnh không tin tưởng lắm nhưng đã uống thuốc khắp nơi không lành đành ăn thử chơi không ngờ lại hiệu nghiệm vô cùng nên tiếng lành đồn xa, dần dần, giới thượng lưu, trí thức đều tham gia rất đông. Sau biến cố Mậu Thân 1968, Nhóm Gạo Lứt Huế dời vào Đà Nẵng và dần dần phát triển khắp cả nước Việt Nam.

Bây giờ phương pháp này có mặt và phát triển khắp nơi trên thế giới vì những hiệu nghiệm của nó. Ăn gạo lứt có các ưu điểm sau:

-Đầy đủ chất bổ dưỡng

-Phòng và Chữa được hầu hết các bệnh nan y

– không dùng thuốc

-Giản dị trong việc bếp núc

-Thực hành được mọi lúc mọi nơi

Trước khi thực hành phương pháp này, bạn phải xem kỹ các sách của Tiên Sinh Ohsawa để hiểu vì sao thân thể có bệnh, ăn đúng như thế nào để hết bệnh và sau khi hết bệnh nên ăn như thế nào mới duy trì được sức khỏe khang kiện. Đó là một triết lý của nền y học phương Đông mà ông cha ta đã áp dụng từ ngàn xưa. Ohsawa tiên sinh đã dạy :” Lý thuyết mà không thực hành thì vô bỗ, thực hành mà không lý thuyết thì hiểm nguy”.

Phương pháp thực dưỡng này không những đem lại cho con người một thân thể khỏe mạnh mà còn làm cho tâm hồn thanh cao trong sáng, vui sống tự nhiên, ý chí kiên cường và cao hơn nữa là đi đến con đường giác ngộ, giải thoát. Các bạn không tin ư, các bạn thử thực hành cho đúng các bạn sẽ thấy được “ một tâm hồn lành mạnh trong một thân thể khỏe mạnh” , các bạn sẽ thấy cánh cựa lạc hiện tiền không cần tìm ở cõi Tây Phương. Thực hành đi các bạn sẽ thấy hạnh phúc và tình thương yêu vô hạn ngay trong cõi đời này.

Những điều nên khi ăn theo phong cách Yoga

Ăn thực phẩm có màu trắng như sữa, chuối, dưa chuột, củ cải trắng… vào buổi sáng, vì thời điểm này, thực phẩm phát huy nguồn năng lượng tối ưu mà không làm dư thừa năng lượng trong cơ thể như khi ăn vào buổi tối.

Dùng dầu thực vật nguyên chất như dầu dừa, dầu ôliu để nấu ăn. Không dùng nhiều đường, các loại thức ăn có mỡ.

Ăn các loại ngũ cốc còn nguyên cám và các loại thức ăn không tinh chế.

Ăn điều độ, không quá no.

Ăn trong tâm trạng vui vẻ và thanh thản để giúp cho tiêu hóa tốt.

Không ăn quá nhiều loại thức ăn khác nhau, bởi sẽ làm cho hệ tiêu hóa suy yếu đi.

Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.

Ngồi thẳng lưng khi ăn để năng lượng có thể tự do đi lên dọc cột sống, không có áp lực đè lên các cơ quan tiêu hóa.

Nghỉ ngơi sau mỗi bữa ăn, tránh ăn vặt giữa các bữa.

Uống nhiều nước hàng ngày, và không ăn quá muộn về đêm, trước khi đi ngủ.

Tắm sơ trước khi ăn bởi cơ thể sản sinh nhiều nhiệt trong và sau bữa ăn.

Thức ăn yoga là thức ăn tinh khiết, do vậy phải nắm vững tính chất của các thực phẩm để tạo nên thực đơn thích hợp cho riêng mình. Ngoài ra những người ăn theo phong cách yoga cũng phải thường xuyên tập thiền và thực hiện các động tác asanas để cân bằng và kiểm soát được nguồn năng lượng trong cơ thể, giúp cơ thể dẻo dai, đồng thời làm trong sạch tinh thần, không vướng bận đến thức ăn động vật.

Bài viết liên quan