Tương miso Nhật Bản

Tương miso Nhật Bản – Đối với người ăn theo phương pháp Ohsawa thì không thể không biết đến tương miso. Tuy vậy mỗi loại tương tương đều mang hương vị riêng biệt của nó…khiến người ta luyến nhớ. Trong đó có tương miso Việt, tương miso Hàn Quốc, tương Miso Nhật Bản đang dần chinh phục chúng ta.

Miso hay còn gọi là tương miso là một loại gia vị,thực phẩm quen thuộc của người Nhật Bản, Miso- loại gia vị lên men có vị mặn, đậm đà, là nét đặc trưng cơ bản trong chế biến thức ăn của Nhật Bản, được cho bắt nguồn từ trung quốc vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên và được biết đến tại Nhật từ thế kỷ thư 7 bởi những nhà sư Phật giáo, trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn kiêng của các Samurai, tương Miso của người Nhật sản xuất bằng cách lên men đậu nành với muối…,. Miso thường mặn, nhưng hương vị và mùi thơm của nó phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau trong các thành phần và quá trình lên men. Tương Miso được sử dụng rộng rãi ở Nhật, cả trong nấu ăn truyền thống và hiện đại, và đặc biệt được sử dụng là 1 trong những gia vị chính trong phương pháp thực dưỡng Ohsawa.

Tương Miso Nhật Bản

Tương Miso Nhật Bản

Tương Miso Nhật Bản

Tương Miso Nhật Bản

Miso là một loại gia vị, thực phẩm truyền thống của người Nhật khá giống với món tương dân dã, gần gủi của người Việt Nam, được làm chủ yếu từ đậu nành cùng với gạo, lúa mạch. Sản phẩm lên men sau cùng là một loại sốt đặc sánh dùng để làm tương, nước sốt; để muối rau cải, một món ăn không thể thiếu đối với người Nhật. Vốn giàu protein, vitamin và các khoáng vi lượng, miso đóng một vai trò rất quan trọng trong nền ẩm thực Nhật nói chung và văn hoá, lịch sử của quốc gia này nói riêng. Miso đặc trưng với vị mặn, nhưng kèm theo đó là mùi thơm và hương vị của riêng từng vùng; tuỳ thuộc vào thành phần nguyên liệu và phương pháp chế biến, lên men.

Miso được phân thành ba loại chính dựa theo thời gian ủ và đặc điểm màu sắc của chúng: Shiromiso (miso trắng), Akamiso (miso đỏ), Kuromiso (miso đen). Màu sắc của miso được tạo ra bởi thời gian ủ của miso. Đậu nành sau khi được nghiền nhỏ đem trộn đều với muối và gạo, lúa mạnh đã được nấu chín, sau đó trộn đều với men. Sau từ 1-2 tháng ủ trong phòng ở nhiệt độ 30 độ C sẽ cho Miso trắng, sau 4-5 tháng sẽ cho Miso đỏ, trên 1 năm thì cho Miso đen.

 

 

Bài viết liên quan